Những sai lầm mẹ thường gặp khi nấu cháo cho bé.

01:41 |


Những sai lầm mẹ thường gặp khi nấu cháo cho bé.


Sai lầm khi nấu cháo cho bé


Nấu cháo cho con rất đơn giản và bất cứ bà mẹ nào cũng biết cách nấu cháo cho con. Tuy nhiên, nấu thế nào cho đúng, chuẩn, vừa ngon lại không mất chất thì không phải cha mẹ nào cũng biết.

Rất nhiều người trong số chúng ta vẫn đang mắc phải những sai lầm cơ bản hàng ngày khi nấu cháo cho con. Những sai lầm này không chỉ khiến bát cháo mất đi nguồn dinh dưỡng mà thậm chí còn tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nhỏ.

Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo. Tuy nhiên, ngũ cốc lại là loại thực phẩm khó tiêu đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy mà chỉ ngoài 6 tháng, mẹ mới nên cho trẻ ăn ngũ cốc nấu nhừ. Do đây là nguồn dinh dưỡng không thể bỏ qua nên hãy cho trẻ ăn ngũ cốc một cách khoa học.


Cho trẻ ăn quá nhiều khoai tây và cà rốt


Một số bà mẹ quan niệm rằng hai loại củ này giàu dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân. Tuy nhiên nó chỉ là đại diện cho nhóm tinh bột, giúp trẻ phổng phao nhưng lại dễ mang lại cảm giác no cho trẻ. Đặc biệt không nên thay thế rau xanh bằng khoai tây và cà rốt. Vì như vậy, trẻ sẽ rơi vào trạng thái thừa bột nhưng lại thiếu vitamin.

Không cho dầu ăn vào cháo của bé


Dầu ăn không chỉ cung cấp năng lượng cho trẻ mà còn giúp quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ. Chính vì thế, khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ.
Nấu cháo một thể cho trẻ ăn cả ngày

Dùng nước hầm xương nấu cháo


Nhiều bà mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con thế nhưng bé vẫn gầy khòm. Vì nước xương chỉ có mang vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác xương, thịt lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.

Không thay đổi kết cấu thức ăn của trẻ


Theo độ tuổi của trẻ, mẹ nên tập dần cho trẻ ăn các loại kết cấu thức ăn khác nhau. Đây là cách để tập luyện cho hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện và hỗ trợ việc mọc răng của trẻ.

Nếu mẹ quá lạm dụng máy xay sinh tố sẽ khiến cho trẻ lớn mọc răng rồi nhưng nếu ăn thức to và cứng vẫn sẽ bị nôn ói. Vì vậy mà mẹ nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi với các loại món ăn mới.

Nấu cháo một thể cho trẻ ăn cả ngày


Vì lý do bận rộn nên nhiều mẹ nấu sẵn cháo cho trẻ ăn cả ngày. Nhưng mẹ không để ý rằng dinh dưỡng sẽ bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản. Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để trong vòng 2 tiếng là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu.

Nếu để ở ngăn mát của tủ lanh, thịt bảo quản được 3 tiếng nhưng đây cũng chỉ là cách hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây ôi thiu, lúc này chúng tồn tại ở dạng bào tử chờ cơ hội phát triển lại. Cháo bảo quản lạnh cần được đun sôi lại trước khi ăn để tiêu diệt hết những bào tử đó.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu sợ tốn thời gian hoặc quá bận bịu với công việc, các bà mẹ có thể nấu một nồi nhỏ cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt để trẻ không thấy chán. Hơn nữa, các chất vitamin trong cháo lại không bị mất đi.

Read more…

Cách lựa chọn xe đẩy ưng ý cho bé hiệu quả nhất.

01:06 |

Cách lựa chọn xe đẩy ưng ý cho bé hiệu quả nhất.


Không phải là vật có thể thay đổi nhiều như quần áo hay bình sữa, một chiếc xe đẩy cho bé có thể dùng lâu dài, thậm chí để dành cho lần sau… xài tiếp. Thường thì không phái bố mẹ nào cũng mua xe đẩy cho con vì bé lớn rất nhanh nên lựa chọn xe đẩy là khá tốn kém. Lựa được một chiếc xe đẩy ưng ý cho con là cả một quá trình gian nan, bởi cha mẹ phải “ngụp lặn” trong hàng đống những mẫu mã, thương hiệu khác nhau.


Khi có kế hoạch mua cho con một chiếc xe đẩy, các mẹ cần lưu ý những tiêu chí cơ bản sau:


1. Mua xe trong khả năng tài chính cho phép


Chiếc xe càng nhiều tính năng có giá càng cao. Tuy nhiên, nếu đã xác định được kiểu xe muốn mua cùng với những đặc điểm quan trọng nhất, bạn hoàn toàn có thể mua được một chiếc xe đẩy trong phạm vi tài chính cho phép. Bên cạnh những nhãn hiệu hàng đầu, vẫn có rất nhiều nhãn hiệu ít nổi tiếng hơn với vô số mẫu mã và tính năng để bạn lựa chọn. Bạn cũng không cần phải lo về mặt thẩm mỹ vì có nhiều nơi bán các loại vải bọc đẹp cho tất cả các loại xe đẩy.

2. Ưu tiên độ bền, chắc chắn


Điều cần chú ý nhất khi mua xe đẩy là độ bền. Độ bền đồng nghĩa với tiết kiệm chi phí và sự an toàn cho thiên thần bé bỏng. Nếu bạn có thể tìm được một chiếc xe đẩy có thể điều chỉnh kích thước để bé có thể sử dụng từ lúc lọt lòng đến khi biết đi, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản nhưng với điều kiện là nó phải đủ bền để chịu đựng những va đập và nghiêng ngả trong suốt khoảng thời gian đó.

3. Lên danh sách những tính năng mà bạn muốn ở chiếc xe



Có một số đặc điểm của xe đẩy mà hầu hết các bậc phụ huynh đều chú ý như mái che, dễ gấp gọn, trọng lượng, kích thước, khay thức ăn, giá để ly và chất lượng vật liệu. Sẽ khó có mẫu xe nào tập hợp được tất cả các đặc điểm kể trên. Vì vậy, bạn phải xác định những điểm nào quan trọng với bạn và những tính năng nào không có cũng không sao. Với nhiều người, mái che và sự thoải mái là hai yếu tố hàng đầu vì một chiếc xe như vậy giúp bé dễ ngủ hơn. Với một số người, khay thức ăn không quan trọng vì họ không có ý định cho bé ăn trên xe đẩy. Tập trung vào những đặc điểm quan trọng nhất khi mua xe, như vậy mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều.
Read more…

Nấu súp nấm hương cung cấp Vitamin D cho trẻ bổ sung chất dinh dưỡng.

00:46 |


Nấu súp nấm hương cung cấp Vitamin D cho trẻ bổ sung chất dinh dưỡng.


Súp nấm hương có tác dụng cung cấp vitamin D cho trẻ. Vitamin D trong nấm có tác dụng tốt cho hệ xương và tim mạch, giúp trẻ phát triển chiều cao và dễ hấp thu dinh dưỡng hơn. Dưới đây là những món súp được chế biến từ nấm hương mẹ có thể học cách nấu.


Súp nấm đậu hũ

Chuẩn bị:


300g đậu hũ non

20g mộc nhĩ ngâm nở

20g nấm kim châm khô ngâm nở. Nếu không có nấm khô bạn dùng nấm tươi cũng rất ngon, tuy nhiên không xào nấm trước mà để trước khi tắt bếp khoảng 5 phút mới cho nấm vào nồi nhé!

1 cây hành lá

2 tép tỏi

1 ít rau mùi

30ml nước tương

Chút muối, đường, tiêu trắng xay

40ml nước tinh bột

25ml dầu thực vật

500ml nước sôi


Chế biến


Đậu hũ non bạn cho vào bát nhỏ, thêm ít muối và nước sôi vào rồi cho vào lò vi sóng quay 4 phút.

Sau đó lấy ra và đổ hết phần nước đi.

Mộc nhĩ và kim châm ngâm nước ấm khoảng 15 phút cho nở.

Mộc nhĩ cắt sợi, kim châm cắt khúc nhỏ, hành cắt nhỏ, tỏi cắt lát, rau mùi bạn rửa sạch, và chuẩn bị sẵn nước tinh bột.

Làm nóng ít dầu ăn trong chảo sâu lòng thành cao hoặc nồi, cho phần đầu hành và tỏi vào phi thơm.
Sau đó cho mộc nhĩ và kim châm vào xào.

Kế đến bạn đổ 300ml nước sôi, nước tương, tiêu, đường, muối và hạt nêm vào.

Đun cho đến khi nước sôi trở lại thì bạn thêm phần nước tinh bột vào, khuấy đều. Đến khi thấy nước hơi sánh lại thì bạn tắt bếp.

Cuối cùng bạn chỉ việc cho đậu hũ non vào và rắc thêm ít rau mùi trang trí là xong.

Súp gà nấm hương


Nguyên liệu: 


Thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương với một thìa canh); Nấm hương xay nhuyễn (1-2 cái); Mộc nhĩ xay nhuyễn (1 cánh bé); Nước dùng (200ml); Trứng cút (1 quả); Bột sắn (1 thìa cafe).


Thực hiện:


Trước tiên, bạn cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên.

Sau đó, bạn cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút.

Cuối cùng, bạn cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi. Khi thấy súp sôi trở lại, bạn bắc nồi xuống, nêm một chút muối. Chờ nguội một chút, bạn mới nên đổ súp ra bát và cho bé dùng.


Lưu ý:


Khi sơ chế, bạn nên ngâm nấm với nước muối pha loãng trong vòng 5-10 phút. Sau đó, bạn rửa nấm thật sạch trước khi tiến hành xay nhuyễn nấm. Nhiều người mẹ lo ngại nấm có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng cho bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nấm không nằm trong nhóm những loại thực phẩm cần tránh trong giai đoạn bé ăn dặm. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi chọn mua nấm để tránh những loại nấm độc (không rõ nguồn gốc) có thể nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Read more…

Lời khuyên cho các mẹ khi trẻ bị tiêu chảy

00:24 |

Lời khuyên cho các mẹ khi trẻ bị tiêu chảy



Tiêu chảy (TC) là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, TC là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em. ở các nước đang phát triển người ta ước tính có tới 1,3 ngàn triệu lượt trẻ em bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm chết vì tiêu chảy. Trong đó 80% tử vong xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chính của tử vong là do cơ thể bị mất nước và điện giải. Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Bệnh tiêu chảy là một vấn đề y tế toàn cầu, là gánh nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển.

Để rút ngắn thời gian tiêu chảy, giảm bớt tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong, việc bồi phụ nước và điện giải bằng đường uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng. Nuôi dưỡng có tác dụng thúc đẩy sự hồi phục sớm niêm mạc ruột, chức năng tụy và sản xuất các men disac charidase ở vi nhung mao làm cho chức năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng chóng hồi phục.

Tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài khởi đầu cấp tính, phân lỏng hoặc tóe nước, ngày > 3 lần, kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày).


Nguyên nhân các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy


Các yếu tố nguy cơ


Tuổi:

Hầu hết các đợt tiêu chảy cấp xảy ra trong 2 năm đầu của cuộc sống, cao nhất ở trẻ 6 – 11 tháng tuổi, lứa tuổi này trẻ bắt đầu chuyển sang ăn sam, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm đi, kháng thể chủ động chưa có.

Tình trạng dinh dưỡng:

Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy, các đợt tiêu chảy thường kéo dài, dễ bị tử vong, nhất là các trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.

Tình trạng suy giảm miễn dịch:

Trẻ bị suy giảm miễn dịch tạm thời như sau sởi, thủy đậu…

Các tập quán ăn uống không hợp lý:

Cho trẻ bú bình :  bình sữa dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, khó rửa sạch, trẻ bú không hết để lâu vi khuẩn phát triển dễ gây tiêu chảy.

+ Trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, đặc biệt là không được bú sữa non ngay sau đẻ.

+ Thức ăn bị ô nhiễm do nấu, không chín hoặc nấu để lâu bị ô nhiễm, hoặc thức ăn đã bị ôi thiu trước khi chế biến.

Nước uống bị nhiễm bẩn do nguồn nước bị ô nhiễm, uống nước chưa đun sôi.

Không rửa tay sau khi đi ngoài, không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Xử lý phân không tốt.

Nguyên nhân:

Do virus:

– Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chiếm 60%. ít nhất 1/3 số trẻ dưới 2 tuổi ít nhất bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus.

– Các virus khác: Adenovirus, Norwalk virus cũng gây tiêu chảy.

 Do vi khuẩn

– E.coli: Gây 25% tiêu chảy cấp

– Trực trùng lị Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ

– Salmonella không gây thương hàn

– Campylobacter jejuni

– Vi khuẩn tả Vibrio cholerae 01

Do ký sinh trùng:

– Entamoeba hítolytica

– Giardia lambia

– Cryptosporidium

Hậu quả của tiêu chảy : Mất  nước và điện giải, làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến truỵ tim mạch và có thể tử vong.


Trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và chế độ ăn của trẻ.
Hồi phục nước và điện giải

Tùy theo mức độ mất nước mà điều trị tại nhà hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Mất nước mức độ A (mất nước nhẹ) điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà cốt + muối, nước chuối, hồng xiêm…

Mất nước mức độ B(mất nước vừa) Trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài là:

Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100 ml

Trẻ 2 – 10 tuổi: 100 – 200 ml

Trẻ 10 tuổi trở lên uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = Cân nặng (kg) x 75.


Cách cho trẻ uống


Trẻ < 2 tuổi cho uống từng ngụm bằng cốc.

Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2 – 3 phút.

Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước nếu xuất hiện mất nước nặng (mất nước độ C) cần đưa trẻ đi bệnh viện để điều trị phục hồi nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch (truyền dịch).


Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy:


-. ORS(orerol) hoặc hydrit


Là dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước (1 gói ORS có chứa: Glucose: 20g, natri clorid 3,5g, kali clorid 1,5g, natri bicarbonat 2,5g).

Cách pha dung dịch ORS: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột trong gói vào một cái bình hoặc ấm tích sạch, đong 1 lít nước sạch đun sôi để nguội đổ vào bình chứa, ngoáy kỹ đến khi bột tan hoàn toàn, đậy bình lại cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và lại pha dung dịch mới.

Hoặc có thể dùng loại gói nhỏ, mỗi gói pha với 200ml cho trẻ uống dần

Nếu dùng viên hydrit hoặc gói bột : pha 1 v hoặc 1 gói với 200ml cho trẻ uống dần

Có thể dùng các dung dịch bồi phụ nước và điện giải tự chế tại nhà như sau :

– Nước  cháo muối


Dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5 g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.

– Nước gạo rang muối


Gạo rang vàng 50 g, cho 1 thìa gạt cà phê muối ăn (3,5 g) + 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc qua giá cho trẻ uống dần.

– Nước chuối, hồng xiêm


Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5g) cho trẻ uống dần.


Trường hợp trẻ mất nước nặng : 


Trẻ vật vã kích thích hoặc li bì, uông nước bị nôn, đi đái ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để truyền dịch

Nên bổ sung cho bé men vi sinh để nhanh chóng chấm dứt tình trạng tiêu chảy, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa. Với những bé chưa mắc bệnh men vi sinh sẽ giúp bé phòng chống tiêu chảy rất tốt, nhất là những men chứa 2 thành phần Probiotic và Prebiotic.


Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy


Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%, do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường. Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.


Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy


- Gạo (bột gạo), khoai tây

- Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc

- Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose

- Dầu thực vật

- Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo

- Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp.

+ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.

+ Trẻ từ 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa… và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.Thức ăn cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm… để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C…

Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:


Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những thức uống, ăn này có thể làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.


Số lượng thức ăn:


Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn.

Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.

Read more…

Thức ăn dinh dưỡng cho trẻ đến tuổi thôi nôi

01:16 |

Thức ăn dinh dưỡng cho trẻ đến tuổi thôi nôi.


Đồng hành cùng con yêu một chặng đường nhiều dấu ấn. Từ khi con chào đời đến lúc con tập lẫy, bắt đầu ăn dặm và vô vàn những điều lớn lao khác. Vậy bạn có sự chuẩn bị gì cho thức ăn hằng ngày của bé để con ăn ngoan và cao lớn hơn trong ngày lễ thôi nôi trọng đại của bản thân mình. Hãy lên kế hoạch cho bộ sưu tập món ăn dưới đây nhé!

Thịt bò là nguồn cung cấp chất sắt, kẽm, choline (một loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển não bộ), vitamin B và chất khoáng tốt nhất. Cơ thể trẻ 4 tháng tuổi đòi hỏi nhiều chất sắt và đây là độ tuổi thích hợp để hấp thụ protein trong thịt. Với độ tuổi này bạn cũng nên cho trẻ bổ sung thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch.


Thức ăn cho Bé từ 5 đến 7 tháng


Đây là giai đoạn đầu đời nên bé cần phải bổ sung nhiều chất cơ bản. Thức ăn tốt cho trẻ thời điểm này là Ngũ cốc, gạo nâu và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Ngũ cốc là món ăn đáp ứng tốt nhu cầu này vì chứa nhiều chất xơ, vitamin và các loại chất khoáng.


Thức ăn cho Bé từ 6 tháng tuổi trở lên.


Hãy bổ sung thực đơn của bé bằng món bơ chín. Trong bơ chín chứa nhiều kali, chất béo và lutein (chất chống oxy hóa quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị giác). Hơn nữa, bơ mềm, có thể trộn với sữa và không mất nhiều thời gian chế biến.

Hãy bổ sung rau của quả cho trẻ ăn mỗi ngày. Rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng chỉ có trong sữa mẹ. Bé ăn rau quả sớm giúp kích thích vị giác sau này và khẩu phần ăn của bé sẽ phong phú hơn.

Đậu là nguồn cung cấp protein, Vitamin B, các khoáng chất như kẽm, sắt và chất xơ tuyệt vời. Lời khuyên cho các mẹ là nên cho bé ăn kết hợp với các loại quả chứa nhiều vitamin C như xoài, dưa hấu, cà chua…giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt trong đậu.

Thức ăn cho Bé từ 8 đến 10 tháng tuổi


Trứng là thức ăn cần bổ sung trong thời gian này. Bởi trứng chứa nhiều protein cao cấp, choline, lutein và ở một số loại trứng khác còn chứa nhiều DHA và vitamin E. Ngoài ra, trứng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bé chống hen suyễn và các bệnh dị ứng.

Thức ăn cho Bé từ 10 đến 12 tháng tuổi


Cá hồi đặc biệt tốt cho trẻ trong giai đoạn này bởi cá hối chứa nhiều DHA rất tốt cho sự phát triển của não bộ của bé. Các mẹ chú ý nên loại bỏ da và xương khi chế biến cá hồi cho bé.

Xem thêm: Quảng Cáo Vinamilk – Hướng dẫn Bảo Quản Sữa Tươi đúng cách


Read more…

Bổ sung dầu ăn bao nhiều là đủ trong khẩu phần ăn của trẻ?

00:19 |

Bổ sung dầu ăn bao nhiều là đủ trong khẩu phần ăn của trẻ?


Dầu ăn (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo (cùng những sản phẩm khác như mỡ, bơ …). Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ.


Khi nào nên bổ sung dầu ăn?


Trong 6 tháng đầu đời, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Bởi vì sữa mẹ  có nhiều chất béo, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ. Vì vậy, phụ huynh không cần bổ sung dầu ăn cho trẻ trong giai đoạn này.

Từ tháng thứ 4 – 6 trẻ bắt đầu ăn dặm với các món ăn đặc hơn sữa. Lúc này, các món ăn của bé cần đảm bảo đủ 5 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng là chất đường, béo, đạm, chất xơ, vitamin. Vì vậy mà dầu ăn nên được bổ sung cho bé từ độ tuổi này.

Hơn nữa, mẹ cũng không nên bỏ qua mỡ động vật. Chúng cung cấp các thành phần tham gia vào quá trình hình thành tế bào thần kinh, giúp trẻ thông minh và lanh lợi hơn. Mẹ chỉ cần nhớ đan xen một bữa dầu, một bữa mỡ cho trẻ.


Bổ sung dầu ăn cho bé bao nhiều là đủ?


Chất béo chiếm tỉ lệ khá lớn trong khẩu phần ăn của trẻ (khoảng 30%). Nhất là dưới 2 tuổi, trẻ cần rất nhiều dinh dưỡng để hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể như não bộ và hệ thần kinh. Hơn nữa vì thức ăn của trẻ trong giai đoạn này chủ yếu là món ăn lỏng, vì vậy, mỗi bát bột của trẻ mẹ hãy bổ sung khoảng 10ml dầu ăn.

Sau hai tuổi, tốc độ phát triển của trẻ chậm lại, Nhưng lượng dầu ăn trong khẩu phần ăn của trẻ sẽ tăng giảm tùy thuộc cách thức chế biến món ăn, sở thích ăn uống và thể chất của bé chứ không cứng nhắc như khi bé chưa được 2 tuổi.

Lưu ý khi sử dụng dầu ăn cho trẻ


Vì mỗi loại dầu ăn sẽ cung cấp một loại dinh dưỡng rất riêng. Ví dụ, dầu cải, dầu vừng, dầu nành, dầu hướng dương rất giàu omega 3, các loại dầu ô-liu, dầu cọ, dầu bắp giàu omega 6… Vì vậy mẹ nên dùng xen kẽ các loại dầu ăn để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ. Đồng thời, hạn chế sử dụng một loại dầu ăn trong suốt thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu chất cho bé.

Hơn nữa, dầu ăn rất nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng và oxy. Vì vậy mẹ nên bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát, khô, chỉ nên đem chai dầu ra khỏi nơi bảo quản trong thời gian ngắn để sử dụng. Khi cho dầu ăn vào bột, mẹ cũng nên bắc nội bột ra ngoài mới cho dầu ăn vào và đảo đều lên.


Xem thêm: Quảng cáo sữa bột Vinamilk Dielac Alpha – Dinh dưỡng 3 trong 1


Read more…

Nguyên nhân và cách điều trị chứng rụng tóc ở trẻ sơ sinh.

23:51 |

Nguyên nhân và cách điều trị chứng rụng tóc ở trẻ sơ sinh.


Nhiều bé sinh ra với cái đầu đầy tóc nhưng rồi một ngày bố mẹ tá hỏa vì thấy tóc con bắt đầu rụng, mỏng đi. Điều này xảy ra với rất nhiều bé, tuy thời gian bắt đầu có thể rất khác nhau. Tóc có thể rụng từ trước khi bé chào đời hoặc ngay trong vòng mấy tuần đầu. Thời gian mọc tóc mới cũng dao động, nhưng thông thường tới một tuổi đa số các bé đã có đủ tóc. Lúc này tóc của bé có thể hoàn toàn khác về màu sắc và độ cứng so với tóc khi chào đời. 

Đây là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh bố mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên cũng có những dấu hiệu rụng tóc cảnh báo bé mắc một số bệnh. Vì vậy các mẹ cần lưu ý khi thấy bé yêu nhà bạn thường xuyên rụng tóc.


1. Nguyên nhân rụng tóc ở bé


Khi mới lọt lòng mẹ, tóc của bé đang ở giai đoạn mọc. Sau một thời gian ngắn do sự thay đổi của các hooc mon nội tiết mà bé được mẹ truyền trong bào thai, tóc của bé sẽ chuyển sang giai đoạn rụng tóc cho đến hết 6 tháng tuổi.

Nếu trên 6 tháng tuổi, trẻ vẫn rụng tóc thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng, đặc biệt là sắt.

Ngoài ra hiện tượng rụng tóc ở trẻ còn do nguyên nhân bé mới ốm dậy và bé đang sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây rụng tóc. Một số trẻ còn có những mảng trắng rơi ra vùng không có tóc do bị nấm

Có thể do dị ứng dầu gội, mẹ hãy chọn loại dầu dịu nhẹ, có thành phần các chất hóa học thật ít, trong một thời gian cho đến khi nó phát triển trở lại.

2. Cách điều trị


Đa số trẻ khi mới sinh thường có dấu hiệu rụng tóc trong 6 tháng đầu đời. Bố mẹ không cần quá lo lắng, do tóc trẻ chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phát triền và giai đoạn ngưng phát triển.

Nếu trên 6 tháng tuổi, trẻ vẫn rụng tóc thì mẹ nên đưa bé đến khám bác sỹ hoặc bổ dung vitamin D vào chế độ dinh dưỡng của con với những thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan, sữa, tôm, cua,…

Mẹ cũng nên tắm nắng cho con hàng ngày khoảng 15 – 20 phút để bổ sung vitamin D cho con. Thời gian tắm nắng cho trẻ tốt nhất là từ 7h-8h sáng. Vào mùa hè thì nên tắm nắng vào lúc 6h30-7h30. Tuyệt đối không cho trẻ tắm nắng mặt trời lên cao, chói chang, vì khi ấy ánh nắng chứa tia cực tím rất hại cho da và mắt của bé.

Tránh chải tóc mạnh cho con, chỉ cần dùng tay để vuốt nhẹ nhàng. Nếu giai đoạn bé rụng tóc đã qua và bé có một mái tóc hoàn toàn khác so với ban đầu, bố mẹ cũng không nên lo lắng. Điều này hoàn toàn bình thường, qua giai đoạn “tăng sinh” (mọc tóc), bé sẽ có sự thay đổi nhẹ về hooc mon kéo theo sự thay đổi một số đặc điểm trên cơ thể.

Xem thêm: Clip Quảng Cáo Sữa Vinamilk - Sữa ngon cho bé, quà xinh tặng mẹ - Tặng chén sứ, hũ thủy tinh đa năng


Read more…

Vitamin K cần thiết hỗ trợ sự đông máu và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu.

23:21 |

Vitamin K cần thiết hỗ trợ sự đông máu và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu.


Vitamin K là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu trúc mà cần cho có một vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh sự đông đặc cúa máu, vitamin K là cần thiết hỗ trợ sự đông máu. Vitamin K hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu.

Có hai loại vitamin K dạng tự nhiên: Vitamin K1 hay còn gọi là phylloquinone được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên. Vitamin K2 hay còn gọi là menaquinone. Dạng này được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột.

Hầu hết trẻ sơ sinh đều thiếu vitamin K1 ngay từ những ngày tháng đầu tiên khi chào đời và có nguy cơ bị xuất huyết sớm hay muộn, trong đó nguy hiểm nhất là xuất huyết não và màng não. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, có thể phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh bằng một liều 1mg vitamin K1 tiêm bắp cho trẻ trong 6 giờ đầu sau khi sinh. Hoặc cho tất cả trẻ mới sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần, lần một sau khi sinh, lần hai lúc 7 ngày tuổi và lần ba lúc 1 tháng tuổi.


Vitamin K có mặt trong phần lớn các hoạt động chuyển hóa của cơ thể.


Nếu không được bổ sung vitamin K1 kịp thời để nhanh chóng đông máu, trẻ sẽ bị chảy máu kéo dài ở nhiều nơi như cuống rốn, ngoài da, chảy máu mũi, đường tiêu hóa…Nguy hiểm nhất là gây chảy máu kéo dài ở não. Mặt khác, vitamin K hỗ trợ sự trao đổi chất trong xương và cũng như sự trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu khắp cơ thể.


Có nhiều cách để truyền vitamin K cho trẻ


Vitamin K được tạo ra trong ruột già


Với phụ nữ mang thai, để chuẩn bị cho cơ thể lượng vitamin K dồi dào có rất nhiều lợi ích: Không chỉ người mẹ có thể truyền cho trẻ qua sữa mà lượng vitamin K này còn đảm bảo cho sản phụ khi sinh nở sẽ nhanh chóng cầm máu, tránh mất máu nhiều khi vượt cạn. Mặt khác, với trẻ sơ sinh dưới 01 tháng tuổi, cách tốt nhất là tiêm một lần cho trẻ ngay sau khi sinh.

Từ 1 tháng tuổi trở đi hãy kích thích sự sản sinh vitamin K trong ruột già của trẻ bằng những vi khuẩn có lợi. Việc duy trì cơ thể sản sinh vitamin K không chỉ cấp bách trong những tháng đầu tiên của cuộc sống mà nó còn tham gia mật thiết đến sự hấp thu canxi trong cơ thể trẻ suốt những năm tháng về sau. Vậy nên bổ sung vitamin K bằng cách gây dựng một hệ vi khuẩn có lợi và thân thiện trong ruột già là phương pháp lâu dài và ổn định nhất cho phép trẻ hấp thu tối đa lượng canxi cần đạt được ở mỗi giai đoạn phát triển, giải quyết bài toán đông máu và tối ưu hệ tiêu hóa.

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, vitamin K có thể được hấp thu bởi một chế độ ăn nhiều rau xanh( những loại rau có màu xanh thẫm) đem lại nguồn vitamin này nhiều nhất. Mặt khác, kháng sinh là kẻ hủy diệt sự sản sinh vitamin K ở ruột lên đến 74% so với những người không sử dụng kháng sinh. Và khi độ tuổi càng tăng sự hấp thu lẫn sản sinh vitamin K của cơ thể sẽ càng giảm dần.


Qua sữa mẹ


Cơ thể được cung cấp vitamin K từ các vi khuẩn đường ruột và thức ăn. Nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có lượng vitamin K trong cơ thể thấp nguyên nhân do ruột chưa tổng hợp được vitamin K trong thời kỳ sơ sinh. Một phần vitamin K được cung cấp do chuyển từ mẹ sang thai nhi qua rau thai, lượng này rất nhỏ, thấp hơn nhu cầu sinh lý, phần chính vitamin K mà trẻ nhỏ nhận được qua sữa mẹ. Lượng vitamin K trong sữa mẹ thấp và hay thay đổi từ 20-30 microgam/lít, trong khi ở sữa bột là trên 50 microgam/lít. Nhưng cũng chẳng thể thay thế sữa mẹ bằng sữa ngoài chỉ để đảm bảo duy nhất một yếu tố hấp thu vitamin K được.

Xem thêm: Quảng cáo Vinamilk - Sữa bột Dielac Alpha Gold 4 - Dinh dưỡng giúp bé phát triển trí não tốt hơn


Read more…

Món ăn bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn.

01:30 |

Món ăn bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn.


Với những trẻ biếng ăn chậm tăng cân, các mẹ luôn đau đầu trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ không bị chậm tăng cân hoặc sụt cân nhưng nhiều lúc mẹ không biết phải làm gì.


Cháo tàu hủ non thịt heo:


Tàu hủ non dễ ăn, được xem là một loại thực phẩm cho bé có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein. Tàu hủ thơm ngon nấu cùng với thịt heo là món ngon cho bé biếng ăn mà mẹ không nên bỏ qua.


Nguyên liệu


Nấu cháo trắng lấy 1 phần            20g (4 muỗng canh)

Dầu ăn thực vật                5g (1 muỗng cà phê)

Tàu hủ non         5g (1 muỗng cà phê)

Thịt heo               10g (1 muỗng cà phê)

Nước lọc              200ml (1 chén)

Chế biến


–         Rửa sạch thịt heo và tàu hủ, cho vào nước luộc chín, bằm nhuyễn.

–         Chờ khi cháo trắng chín, cho hỗn hợp thịt tàu hủ vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

Cháo trứng đậu đỏ


Trứng ngon bổ, đậu đỏ giàu vitamin B và một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch nên đậu đỏ còn có khả năng giải độc cao. Vỏ đậu đỏ còn giúp nhu động ruột hoạt động tốt nhờ đó loại bỏ các chất cặn bã bám ở thành ruột. Các tinh chất kiềm thạch kích thích nhuận tràng bài trừ chất độc, vì vậy khi bé có dấu hiệu biếng ăn mẹ hãy cho bé dùng cháo trứng đậu đỏ để quá trình tiêu hóa được diễn ra hiệu quả.

Nguyên liệu


–         Gạo lứt giã nát: 2 muỗng canh

–         Đậu đỏ mhâm mềm:1 muỗng.

–         Lòng đỏ trứng:1 cái

–         Nước: Hơn 2 chén

–         Nước mắn, đường

Cách thực hiện:


–         Gạo vo sạch, ngâm với nước sôi 1 giờ, chờ gạo hơi mềm vớt ra để ráo.

–         Đậu đỏ xay nhuyễn, tán đều với 1/2 chén nước, lược lấy nước.

–         Lòng đỏ trứng hấp chín, tán nhuyễn.

–         Bắc gạo + 2 chén nước lên bếp, nấu tới lúc cháo nhừ, cho nước đậu + trứng vào, khuấy đều.

–         Đun tiếp khoảng 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn, nhấc xuống.

Bột thịt cóc


Bột thịt cóc là món ăn bổ dưỡng thích hợp cho trẻ nhỏ biếng ăn. Bạn hãy chuẩn bị 10g thịtc cóc, lòng đỏ trứng gà 2 cái, chuối ngự 12g, chuối sấy khô nhưng còn dẻo, giã nhuyễn thêm trứng gà đánh tan, sấy khô tán bột. Ba thứ trộn lại giã nhuyễn sấy khô đóng thành viên hoặc cho vào lọ ăn dần. Trẻ em dưới 1 tuổi uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê, trẻ em trên 3 tuổi mỗi lần 3 thìa cà phê.

Ngoài việc sử dụng các món ăn – bài thuốc trên, chúng ta cần phải: Cho trẻ ăn uống đúng giờ, ăn có mức độ, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, ấm và nấu nhừ. Không cho trẻ ăn quá no, không cho trẻ ăn những thức ăn sống lạnh, những món xào nấu quá béo. Khi trẻ bắt đầu hồi phục cần tăng lượng thức ăn từ ít đến nhiều. Chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ có thể ăn hết suất giúp hấp thụ được hết chất dinh dưỡng của món ăn nhằm, tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Xem thêm: Clip Quảng Cáo Sữa Vinamilk - Sữa ngon cho bé, quà xinh tặng mẹ - Tặng chén sứ, hũ thủy tinh đa năng


Read more…

Nấu món ăn dặm thơm ngon cho trẻ từ trái bí đỏ.

00:41 |

Nấu món ăn dặm thơm ngon cho trẻ từ trái bí đỏ.


Bí đỏ là loại thực phẩm màu giàu chất sắt, kẽm và axit béo tốt cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, bí đỏ là thực phẩm kích thích chiều cao, tốt cho trí não của trẻ nếu mẹ cho trẻ ăn bí đỏ thường xuyên trong tuần. Để trẻ yêu thích loại thực phẩm này hơn mẹ hãy biến tấu trái bí đỏ trong các món ăn thơm ngon như gà hầm bí đỏ và súp kem bí đỏ cá hồi.

Bí đỏ là thực phẩm ăn dặm giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ

Giá trị dinh dưỡng của bí đỏ


Bí đỏ chứa hàm chứa chất xơ, xenluyo và đường tự nhiên không gây béo phì và tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng bí đỏ thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm đẩy nhanh quá trình tạo máu và huyết tố cầu, phòng ngừa thiếu máu và xơ vữa động mạch. Các chất khác như beta carotene, gluxit, protit, tirozin, fitin, axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác trong bí ngô cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Cho trẻ ăn bí đỏ mỗi tuần sẽ giúp tăng trưởng chiều cao, tốt cho tiêu hoá và giúp trẻ thông minh hơn. Bạn có thể kết hợp bí đỏ với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để có món ăn thơm ngon cho trẻ.

Món súp kem bí đỏ cá hồi:


Nguyên liệu:


- Bí đỏ: 50g

- Cá hồi filê: 50g

- Nước dùng: 200ml (nếu không có thì dùng nước lã cũng được )

- Kem tươi (hoặc thay bằng váng sữa, hoặc phômai bò cười cũng được)

Cách làm:


Bí đỏ hấp chín (hấp nguyên miếng), dùng thìa dầm cho nát ra (hoặc thái nhỏ rồi cho vào nước dùng đun cho chín mềm), rồi thả cá hồi đã thái nhỏ (thái hạt lựu) vào.

Cho thêm 1 chút nước mắm cho thơm rồi bắc ra cho kem tươi vào, khuấy đều, rồi cho bé thưởng thức.

Gà hầm bí đỏ


Nguyên liệu


- Bí đỏ (bí ngô) non: 1 quả

- Đùi gà: 1 cái

- Đậu trắng (hoặc đậu Hà Lan): 100gr

- Tỏi, gừng, hành tím

- Gia vị: muối, đường, tiêu, xì dầu, dầu mè


Cách làm gà hầm bí đỏ


Đầu tiên cần tạo hình cho bí đỏ (như hình vẽ), bỏ hạt. Gà rửa sạch, thái miếng, để cùng  đậu trắng (nếu muốn nhanh bạn có thể luộc qua thịt gà và đậu trắng)

Ướp thịt gà với muối, đường, tiêu, xì dầu và dầu mè và chờ khoảng 30 – 60 phút cho ngấm, sau đó đổ hỗn hợp vào bí đỏ, thêm tỏi (đã bóc vỏ) và gừng thái sợi lên bề mặt. Sau đó đem hầm hoặc hấp hơi cho đến khi chín.

Lưu ý:


Đây là cách để cho bé lớn ăn, nếu em bé còn nhỏ thì sau khi nấu xong, bạn cho kem tươi vào rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn ra. Món súp này rất dễ ăn vì có vị ngọt mát (nhớ là cho ít nước mắm thôi không có thì bị mặn, vì ăn súp thường ăn nhạt 1 chút sẽ ngon hơn).

Món này có thể cho bé ăn kèm với bánh mì nướng hơi ròn hoặc ruột bánh gối cắt hạt lựu rồi rán giòn.

Xem thêm: Quảng cáo sữa bột Vinamilk Dielac Alpha – Dinh dưỡng 3 trong 1



Read more…

Những bí mật thú vị về trẻ sơ sinh kể cả mẹ của bé vẫn chưa khám phá hết.

23:56 |


Những bí mật thú vị về trẻ sơ sinh kể cả mẹ của bé vẫn chưa khám phá hết.


Trẻ sơ sinh giống như một thiên thần mới băt đầu bước vào cuộc sống. Từ lúc mới sinh ra luôn chứa ẩn nhiều điều bí ẩn và thú vị mà còn có rất nhiều điều mà người lớn, kể cả mẹ của bé vẫn chưa khám phá hết. Đặc biệt với những người mẹ "mới toanh" sẽ phải vô cùng ngạc nhiên hay hốt hoảng khi khám ra những bí ẩn xoay quanh chính đứa con của mình.


1. Trẻ sơ sinh nhận ra tiếng mẹ đầu tiên


Khi trẻ mới sinh, khả năng nghe của bé chưa được 100%, ở trong tai vẫn còn một số chất dịch làm cản trở thính giác của em. Bé chỉ nhận ra được tiếng mẹ và phản ứng với tiếng mẹ đầu tiên.

2. Trẻ sơ sinh có thể trườn ngay khi vừa được sinh ra 


Năm 1987, Viện Karolinska, Thụy Điển từng đưa ra kết luận, khi em bé được lau khô và vệ sinh sạch sẽ, sau đó nếu đặt bé lên trên ngực mẹ bé có thể trườn và tìm thấy đầu ti trong vòng 1 giờ.

3. Trẻ sơ sinh thở nhiều lần hơn người lớn


Nhịp thở bình thường của các bé trung bình là 40 lần một phút, trong khi ở người trưởng thành chỉ từ 12 đến 20 lần mỗi phút.

4. Trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi trọng lượng trong vòng 5 tháng


 Nói về thành tích vượt trội, trẻ sơ sinh sẽ tăng trọng lượng gấp đôi trongvòng 5 tháng đầu đời.

5. Trẻ sơ sinh nhìn rất gần


Trẻ sinh ra đã có một khả năng trực quan đầy đủ để nhìn ngắm các đối tượng và màu sắc. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chỉ nhìn được ở khoảng cách gần, các đồ vật ở xa sẽ bị mờ nhòe và trẻ sẽ không nhìn rõ như người cận thị. Các bé có thể nhìn thấy rõ nét các hình khối trong khoảng cách 20-40cm. Bé đặc biệt thích nhìn vào khuôn mặt người hơn là các hình dạng khác. Tuy nhiên, phải mất vài tháng thì tầm nhìn của trẻ sơ sinh mới phát triển đầy đủ.

6. Bé có nhiều xương hơn người lớn


Người lớn chúng ta thường nghĩ rằng mình có số lượng xương trên người nhiều hơn trẻ sơ sinh bởi vì cơ thể chúng ta đã lớn. Nhưng thực tế, điều này là hoàn toàn không chính xác. Bởi khi sinh ra, trẻ sơ sinh có 270 cái xương và khi trưởng thành thì giảm xuống còn 206. Lý do của việc số lượng xương giảm đi như vậy là do càng lớn lên thì xương của chúng ta sẽ liên kết với nhau thành một khối dần tạo nên hệ thống xương.


7. Cứ 3 trẻ lại có một trẻ bị bớt


Đây là một thực tế mà chắc chắn làm các mẹ ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu từng chỉ ra rằng, cứ trong ba trẻ sơ sinh lại có một trẻ bị một vết bớt trên cơ thể. Tỷ lệ bé gái có bớt nhiều hơn bé trai.

Xem thêmQuảng Cáo Vinamilk – Hướng dẫn Bảo Quản Sữa Tươi đúng cách



Read more…

Các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn có lợi ăn chất xơ trong khi vi khuẩn có hại ăn đường.

23:36 |

Các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn có lợi ăn chất xơ trong khi vi khuẩn có hại ăn đường.


Có đến 100 nghìn tỷ vi khuẩn sinh sống trong ruột con người nói chung và trẻ em nói riêng. Rất nhiều trong số đó là những vi khuẩn có lợi giúp chuyển hóa những thức ăn khó tiêu hóa, đào thải các vi sinh vật gây hại, trung hòa các độc tố được tạo ra trong suốt quá trình tiêu hóa thức ăn, tổng hợp vitamin và tăng cường miễn dịch. Ông Justin Sonnenburg, phó giáo sư, tiến sỹ ngành vi sinh học và miễn dịch học tại trường Đại học Stanford cho biết: “Các nghiên cứu cho thấy các vi khuẩn này không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi những mầm bệnh lây truyền trong thực phẩm, mà thậm chí cả những vi trùng gây cảm lạnh”.

Tuy nhiên, trong đường ruột cũng chứa rất nhiều những vi khuẩn có hại, tạo nên chất độc gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Ông Mark Hyman, người sáng lập và giám đốc y tế của Trung tâm UltraWellness ở Lenox, Massachusetts cho biết, rối loạn miễn dịch, trầm cảm, dị ứng, hay một số bệnh khác có thể bắt nguồn từ chính nguyên nhân mất cân bằng khuẩn đường ruột.


Theo các nghiên cứu y khoa, vi khuẩn có lợi sống dựa vào chất xơ trong khi vi khuẩn có hại lại thích đường và chất béo. Điều này lý giải tại sao trẻ em châu Âu vốn tiêu thụ nhiều đường, chất béo từ thực phẩm chế biến sẵn lại có tỉ lệ dị ứng, rối loạn miễn dịch nhiều hơn trẻ em ở châu Phi, nơi có chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo.

Do vậy, tăng cường vi khuẩn có lợi, và ức chế vi khuẩn có hại chính là chìa khóa giúp trẻ khỏe mạnh. Sau đây là một số cách đơn giản:


Cho trẻ ăn những thực phẩm lợi khuẩn


Như đã nói ở trên, vi khuẩn có lợi thích các thực phẩm có nhiều chất xơ. Mặc khác, vi khuẩn có hại thích đường và chất béo. Do đó, cha mẹ nên cho con ăn nhiều rau, đậu, hành, tỏi, trái cây ít đường, ngũ cốc nguyên hạt… và hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đường tinh luyện.

Bổ sung men vi sinh cho trẻ


Cách đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất là bổ sung men vi sinh cho trẻ bởi theo Tổ chức Y tế Thế giới, men vi sinh “giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi nhằm tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh và tiết độc tố” (4). Nhờ đó, hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa được tăng cường, giúp trẻ hấp thu dễ dàng các vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.


Bổ sung cho trẻ thực phẩm lên men


Nên cho trẻ ăn đa dạng những thực phẩm lên men như sữa chua, sữa kefir, dưa chua… Một số công ty thực phẩm cũng cho ra đời rất nhiều loại thức uống và thực phẩm có chứa probiotic, cha mẹ có thể xem xét sử dụng cho trẻ.


Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh


Thuốc kháng sinh đặc biệt nguy hiểm trong năm đầu đời của bé bởi chúng tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi trong khi hệ tiêu hóa của trẻ đang rất non nớt. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc kháng sinh, cha mẹ cần phải bổ sung thêm probiotic và prebiotic, tuyệt đối không cho trẻ ăn đường nhằm tái sinh các vi khuẩn có lợi.


Xem thêm: Quảng cáo Sữa chua Vinamilk cho bé ăn ngon - Nguồn dưỡng chất thiên nhiên cho gia đình



Read more…

Những điều mẹ thường bỏ qua khi chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng cho bé

01:57 |

Những điều mẹ thường bỏ qua khi chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng cho bé.


Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ bổ sung năng lượng cho con hoạt động cả ngày. Nhưng đôi khi trong quá trình chuẩn bị thực đơn cho con vô tình mẹ lại làm cho lượng dinh dưỡng trong thực phẩm bị hao hụt hoặc có những điều mẹ hay bỏ qua mà lại rất tốt cho sức khỏe trong bữa ăn hàng ngày của con.


1. Mẹ có nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối?


Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng buổi tối chính là thời điểm vàng để cho bé ăn sữa chua vì lúc đó cơ thể bé sẽ hấp thu được tối đa lượng canxi có trong sữa chua.

Sữa chua có chứa acid lactic, nên khả năng thúc đẩy hấp thu canxi tốt hơn hẳn sữa thường. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ.

2. Thời điểm chuẩn để cho dầu ăn vào cháo


1 – 2 thìa dầu ăn được bổ sung sung vào bát cháo của bé, giúp bé ăn ngon miệng và no lâu hơn. Ngoài tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, dầu ăn cho vào cháo ăn dặm còn là dung môi giúp hòa tan các vitamin như vitamin A, D, E, K.

Tuy nhiên, không phải dầu ăn cho vào bột lúc nào cũng tốt. Một muỗng dầu ăn cho vào thức ăn của trẻ khi chuẩn bị bắc khỏi bếp nấu sẽ có tác dụng tốt hơn đối với sự phát triển của bé vì khi đó dầu chưa bị biến chất do tác động của nhiệt độ cao và sẽ dễ hấp thu hơn.

3. Váng sữa có thể thay thế sữa


Thành phần chính của váng sữa là chất béo, nó có thể cung cấp đến trên 70% tổng năng lượng mà trẻ cần, cao gấp đôi so với chất béo trong một ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao, có thể dùng làm thức ăn tốt để điều trị suy dinh dưỡng, hoặc phục hồi cho trẻ mới ốm dậy.

Tuy nhiên váng sữa lại không có nhiều dinh dưỡng như sưa thường. Đặc biệt các giá trị dinh dưỡng trong váng sữa bị mất cân đối: quá giàu chất béo, quá ít chất đạm, rất nghèo chất khoáng và vi chất dinh dưỡng. Mẹ chỉ nên cho con tập ăn váng sữa khi trẻ đạt 6 tháng tuổi, tốt nhất là 1 tuổi mới ăn. Liều lượng cũng cần được hạn chế theo gợi ý sau:

– Từ 6-12 tháng: 20g – 55g/ngày (tương đương với 1/3 đến 1 hộp)

– Từ 1-2 tuổi: 55g – 70g/ngày.

– Trên 2 tuổi: 55g -110g/ngày.

4. Thói quen cho phô mai vào cháo của bé thế nào là tốt?


Là một trong nhữn món ăn thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, phô mai được nhiều mẹ cho vào cháo của bé. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều nó có thể làm mất cân đối dinh dưỡng cho bát cháo của mẹ.

Khi đó, để cân đối dinh dưỡng cho bé, mẹ cần biết một điều là khi kết hợp phô mai với cháo thì cần bớt đi một chút thịt/ cá/ tôm… tránh trường hợp bị thừa đạm. Hơn nữa, vì phô mai cũng giàu chất béo nên mẹ nên bớt chút dầu/mỡ trong bát cháo của con.

Mẹ cũng không thể kết hợp phô mai bừa bãi. Ví dụ như kết hợp phô mai với các thực phẩm khác như cua, lươn, rau mồng tơi hay rau dền vì sẽ khiến bé dễ bị đau bụng. Nhóm thực phẩm có thể kết hợp với phô mai kích thích sự ngon miệng cho bé là khoai tây, cà rốt, thịt bò, thịt gà,…


5.  Cho bé tráng miệng bằng hoa quả


Sau khi ăn mặn, tráng miệng bằng đồ ngọt là thói quen khá phổ biến. Tuy nhiên, hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước bữa ăn. Vì hoa quả giàu dưỡng chất sẽ làm khó dạ dày của bạn. Hơn nữa, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn của bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.
Read more…

Nhóm thực phẩm dinh dưỡng ưu tiên cho bé trong mùa hè.

01:40 |


Nhóm thực phẩm dinh dưỡng ưu tiên cho bé trong mùa hè.


Mùa hè đến chế độ dinh dưỡng của bé cũng cần được quan tâm hơn. Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Bởi vậy mà mẹ cũng nên thiết lập lại chế độ ăn uống cho trẻ. Thực phẩm để chế biến các món ăn phải tươi và cho bé ăn ngay sau khi nấu. Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn để ở nhiệt độ môi trường trên 2h. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả và giảm lượng dầu mỡ. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích để bé có sự phát triển tốt nhất!


1. Thực phẩm tăng sức đề kháng


Mùa hè trẻ dễ mắc một số bệnh như tiêu chảy, sởi hay sốt virut. Bởi vậy mẹ nên bổ sung thực phẩm làm tăng sức đề kháng ở trẻ. Để tăng sức đề kháng, trẻ cần được ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và vitamin. Đặc biệt là kẽm, sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, ngon miệng. Cùng với đó là lysine có trong thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa giúp trẻ phát triển cơ xương, tăng khả năng hấp thu can-xi.

Vitamin C có nhiều trong những thực phẩm mùa hè như: rau đay, rau muống, quả bưởi, quả nhãn, chanh, dứa… đóng góp vai trò rất lớn đối với quá trình bảo vệ cơ thể, đối với hoạt động của hệ thống miễn dịch của trẻ. Không những thế vitamin C còn giúp làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể trẻ khỏi chứng cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

2. Thực phẩm giúp bé hạn chế mồ hôi trộm


Nhiều trẻ em thường bị ra mồ hôi trộm khi mùa hè đến. Ở bé hệ thần kinh thực vật chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, vì vậy bé rất hay bị ra mồ hôi (chúng ta thường gọi là mồ hôi trộm), nhất là khi ngủ.

Vì vậy, bé rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Nghiêm trọng hơn, bé ra mồ hôi trộm sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể bé yếu đi, người mệt hơn, cơ thể sẽ bị suy kiệt, gây ra một số bệnh không tốt cho bé. Để trị mồ hôi trộm cho bé, các mẹ có thể nấu cho con các món ăn như: cháo trai, cháo sò – hến, canh cá quả, canh rau ngót, chè đậu xanh, đậu đen…

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý giữ cơ thể trẻ thoáng mát, hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (mỡ, mít, sầu riêng, xoài…), bổ sung các chất mát (rau tươi, trái cây; rau má, rau mồng tơi…) trong nhiều ngày.

3. Thực phẩm kích thích bé ngon miệng


Những món canh mát và nhiều vitamin như mồng tơi, rau rền… có tác dụng kích thích cảm giác ngon miệng của bé. Ngoài ra, kẽm cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng của bé. Một số thực phẩm mùa hè có chứa kẽm mẹ nên bổ sung cho con như: đậu Hà Lan, đậu nành, thịt nạc, sò, tôm, cua, bột mì…

4. Những thực phẩm giữ nước cho bé


Trẻ em thường rất hiếu động. Việc nghịch ngợm, nô đùa khiến cho cơ thể bé mất đi một lượng nước đáng kể qua mồ hôi, đặc biệt là trong mùa hè. Không những thế, hầu hết các bé đều mải chơi và lười uống nước, vì vậy mẹ cần lưu ý đến điều này để bổ sung những thực phẩm giữ nước vào thực đơn của bé.

Những thực phẩm giữ nước, có tính mát và nhiều vitamin C như: nước ép cam, ổi, cà chua, kiwi, bưởi… mẹ đừng bỏ qua. Ngoài ra, để bé không bị khô da và thiếu nước, tránh được táo bón, mẹ cũng cần bổ sung vitamin A từ các loại quả, củ: đu đủ, carrot, khoai lang, bí đỏ…


Read more…

Các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ, bạn đã biết?

01:21 |

Các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ, bạn đã biết?


Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với mong muốn có thể hiểu rõ hơn nguồn dưỡng chất tự nhiên mà quý báu này, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu để khám phá những lợi ích mà sữa mẹ có thể mang lại. Bác sĩ thường khuyên bé nên chỉ uống sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nhưng sữa mẹ bao gồm những thành phần gì và tốt như thế nào thì không phải ai cũng biết


1. Khoáng chất


Các chất khoáng được tìm thấy trong sữa mẹ gồm canxi, photpho và sắt. Trong sữa mẹ, các chất dinh dưỡng này hình thành ở dạng dễ được cơ thể bé hấp thu. Ví dụ, khoảng 50-75% chất sắt có trong sữa mẹ sẽ được bé hấp thu.


2. Chất béo


Bạn có băn khoăn tại sao sữa mẹ lại dễ tiêu hoá hơn sữa bột? Câu trả lời là vì các chất dinh dưỡng tốt nhất được tìm thấy trong sữa mẹ đó chính là chất béo. Chất béo được tìm thấy trong sữa mẹ đi kèm với một enzyme gọi là lipase. Các enzyme này sau đó được chia thành các giọt nhỏ hơn để các chất béo ngấm tốt hơn vào máu em bé. Chất béo này là một nguồn năng lượng đặt biệt cho bé sơ sinh, đặc biệt là những bé sinh non. Nó cần thiết để giúp bé phát triển và sinh năng lượng vì hệ tiêu hoá ở bé là rất non nớt.

3.  Protein


Mặc dù lượng protein trong sữa mẹ là thấp nhưng các loại axit amin tạo nên các protein này lại rất quan trọng. Một axit amin đặc biệt, gọi là taurine được tìm thấy với số lượng lớn trong sữa mẹ. Nghiên cứu cho thấy, taurine có vai trò lớn trong phát triển bộ não của bé. Đây là một protein tốt nhất có trong sữa mẹ và nó lý giải vì sao, sữa mẹ lại tốt cho em bé.


4. Các thành phần dinh dưỡng khác


Ngoài lipase, các enzyme khác có trong sữa mẹ rất tốt để hỗ trợ tiêu hoá cho bé sơ sinh. Yếu tố tăng trưởng biều bì, hiện diện trong sữa mẹ với số lượng lớn hỗ trợ phát triển các mô tiêu hoá cho bé.

Các kích thích tố có trong sữa mẹ còn ảnh hưởng tới trao đổi chất, sinh trưởng và sinh lý ở bé. Theo các nghiên cứu, các axit béo còn ảnh hưởng tới não bộ và võng mạc mắt ở bé. Ở một góc độ khác, các chất có trong sữa mẹ giúp tăng cường nhận thức cho bé.
Read more…

Những nguyên nhân và cách phòng ngừa tiêu chảy cho bé trong mùa hè.

00:24 |

Những nguyên nhân và cách phòng ngừa tiêu chảy cho bé trong mùa hè.


Vào mùa hè, nhiệt độ cao rất thuận lợi cho sự thoái hóa thực phẩm và sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm nên thức ăn rất chóng hư hỏng. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến... sinh sôi nảy nở nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa qua thực phẩm và nước uống.

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp phải trong mùa hè, mùa hè cũng là khoảng thời gian xuất hiện nhiều “kẻ thù” gây bệnh tiêu chảy nhiều nhất. Các nguyên nhân gây tiêu chảy thường tạo nên tình trạng mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Khi các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột và nếu chúng mạnh hơn hơn hoặc sức đề kháng cơ thể kém, thì chúng sẽ lấn áp các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây tiêu chảy.

Có rất nhiều loại vi sinh vật có khả năng phát triển mạnh vào mùa hè, trong đó có những loại thuộc hệ tiêu hóa. Một số loại nguy hiểm nhất là vi khuẩn tả, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ và vi khuẩn E.coli, virus rota.


1. Những vi khuẩn phát triển mạnh trong mùa hè gây bệnh tiêu chảy


+ Vi khuẩn tả

Vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy đáng chú là vi khuẩn tả (V.cholerae). Đây là một loại vi khuẩn có độc lực rất mạnh. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn tả rất rầm rộ, diễn biến phức tạp, người bệnh bị mất nhiều nước và chất điện giải trong một thời gian rất ngắn. Vì vậy, bệnh nhân rất có khả năng bị truỵ tim mạch và có nguy cơ tử vong, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời

+ Vi khuẩn thương hàn

Vi khuẩn thương hàn (Salmonella) cũng là một loại kẻ thù đáng sợ trong bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng. Chúng thuộc họ vi khuẩn đường ruột, chúng có khả năng gây bệnh cho nhiều người. Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn cũng chủ yếu lây theo đường ăn uống.

Ngoài triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy) thì chúng còn gây nhiễm khuẩn huyết – một thể bệnh hết sức trầm trọng. Một số trường hợp bị bệnh thương hàn có thể bị thủng ruột, nếu không phát hiện sớm và cấp cứu không kịp thời, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

+ Vi khuẩn lỵ

Một kẻ đồng phạm gây tiêu chảy mùa nắng nóng là vi khuẩn lỵ (Shigella). Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa mạnh, thể hiện là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy do vi khuẩn lỵ cũng thuộc loại tiêu chảy cấp tính, có nhiều trường hợp số lần tiêu chảy trong ngày là rất lớn, có khi không thể đếm được số lần do phân tự chảy ra hậu môn.

+ Vi khuẩn E.coli

Vi khuẩn E.coli là một kẻ thù gây bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng không thể bỏ qua. Chúng có trong phân người và động vật, vì vậy xuất hiện nhiều nơi trong tự nhiên như đất, nước, không khí, bụi, rác thải, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Mùa nắng nóng là mùa có điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn E.coli phát triển, chúng rất dễ gây bệnh vào mùa này, nhất là gây tiêu chảy cho trẻ.

+ Virus rota

Do trẻ đi ngoài nhiều, mất nước, mệt mỏi, gầy yếu nên cha mẹ thường sốt ruột muốn tìm mọi cách để chữa bệnh cho con, cho con uống thuốc kháng sinh như becberin, biseptol và các thuốc cầm tiêu chảy. Thậm chí còn cho con kiêng ăn những thứ bổ dưỡng vì sợ con đầy bụng. Do đó, trẻ vốn bị mất nước lại thêm thiếu dinh dưỡng càng mệt mỏi, suy nhược.

Tuy nhiên, khi trẻ bị virus rota nếu dùng kháng sinh thì có thể tiêu diệt vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa. Trẻ sẽ gặp thêm tình trạng loạn khuẩn đường tiêu hóa, càng tiêu chảy nhiều hơn. Nếu dùng kháng sinh nhiều lần, quá liều còn khiến trẻ bị liệt ruột, giảm nhu động ruột. Lúc này cần đưa trẻ đến cơ quan y tế để được điều trị kịp thời.

2. Để ngăn ngừa các vi khuẩn trên


Các mẹ phải thực hiện các nguyên tắc sau:

-         + Luôn thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội.

-        +  Dùng nước sạch để nấu thức ăn và nước uống.

-        + Không ăn thức ăn đã thiu, ôi.

-        +  Tích cực diệt ruồi, nhặng bằng mọi hình thức như các biện pháp dân gian, hóa chất…

-       +  Phải quản lý phân và chất thải của bệnh nhân thật tốt, nhất là các vùng nông thôn. Cố gắng phân phải được đổ vào hố xí tự hoại, bán tự hoại hoặc ít nhất cũng phải có hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh, đúng quy cách.

-        +  Đối với một số vùng hay xảy ra dịch bệnh như tả, thương hàn có thể tiêm phòng vacxin.

Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho bé để áp chế các vi khuẩn có hại. Nếu lợi khuẩn được bổ sung với số lượng đầy đủ thì các hại khuẩn tự động sẽ bị suy yếu. Lợi khuẩn thường có nhiều dưới dạng thực phẩm chức năng men vi sinh, sữa chua… Trong đó đặc biệt nhất là men vi sinh, với công nghệ sản xuất hiện đại bao kép DUOLACTM thuộc thế hệ thứ 4 không chỉ bổ sung hàng tỉ lợi khuẩn cho đường ruột của bé mà còn chứa nhiều khoáng chất, chất xơ hòa tan giúp bé phòng được tiêu chảy, táo bón, giúp bé ăn ngon hơn.
Read more…