Vừa chơi game vừa cho con bú bình ông bố khiến con gái tử vong

21:16 |

Vừa cầm điện thoại chơi game vừa bế và cho con bú bình, ông bố Singapore chẳng hề hay biết con đã tím tái vì sặc sữa.

Theo Asiaone, sự việc xảy ra vào tháng 10 năm ngoái và vừa có kết quả điều tra hôm thứ 3 vừa qua. 
Em bé Reyhana 3 tháng tuổi được bố Mohamed Shiddiq Sazali, 27 tuổi, trông nom khi mẹ vắng nhà. Anh ngồi trên giường, vừa chơi game điện thoại vừa bế con trong lòng và cho bé bú bình.
Điều tra cho thấy, em bé đã lấy lưỡi đẩy núm ti ra nhưng ông bố vẫn tiếp tục chơi game và cho bình sữa vào miệng con. Sau đó, khi con gái khóc và bắt đầu khua khoắng, anh Shiddiq vẫn dán mắt vào màn hình điện thoại mà không nhìn bé. Hai phút sau, bé Reyhana bỗng nằm yên.
Cùng lúc này, ông ngoại của bé đi chợ về thì thấy cháu đã tái nhợt và bất động. Người ông vội vàng hồi sức cho cháu thì cô bé ói ra sữa. Reyhaha được đưa đi cấp cứu và qua đời sau đó một tiếng.
Cảnh sát không tìm thấy dấu hiệu em bị sát hại. Khám nghiệm tử thi cho thấy, xương đùi và hộp sọ của em có vết rạn nhưng đó đều là các vết thương cũ và không hề góp phần gây ra cái chết của em.
Mặc dù nguyên nhân cái chết của bé gái 3 tháng tuổi này không xác định được, báo cáo cuối cùng của cơ quan chức năng cho rằng, có thể việc bị sặc sữa đã khiến em tử vong
Nguồn: VNExpress
.
Read more…

Cặp song sinh chào đời dính liền mông

20:38 |

Đôi song sinh vừa chào đời trong tư thế dính nhau đối lưng, không có hậu môn, vừa được chuyển từ Bình Phước lên Bệnh viện Nhi đồng 2 để điều trị.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết kết quả thăm khám ban đầu xác định hai bé dính nhau phần mông, chiều dài dính nhau khoảng 15 cm, đối lưng với nhau theo tư thế hướng đầu ra hai bên.
"Không thấy hậu môn của hai bé nhưng hai bộ phận sinh dục nữ rất rõ. Hai bé nhập viện trong tình trạng bụng chướng, các bác sĩ đã đặt ống vào lỗ dò thông từ trực tràng để hỗ trợ thoát phân", bác sĩ Thạch cho biết. Kết quả siêu âm cho thấy hai bé không có dị tật gì khác, hệ thống tiêu hóa và xương sống đều riêng biệt
2 bé song sinh bị dính liền mông, không có hậu môn
Hai bé đã được chụp MRI để xác định có dính phần tủy cột sống hay không. Đầu tuần tới, sau khi có kết quả MRI, bệnh viện sẽ hội chẩn để quyết định phương pháp mổ tách rời. Nếu vùng tủy cột sống của hai cháu tách nhau thì tiên lượng ca mổ tách sẽ thành công. Hai bé đang được chăm sóc tích cực để tránh nguy cơ nhiễm trùng trong lúc chờ mổ.
Hai bé song sinh dính liền nặng 3 - 4 kg là con của sản phụ sinh năm 1998, ngụ huyện Lộc Ninh, Bình Phước, người dân tộc S’tiêng. Sản phụ được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lộc Ninh mổ bắt con ngày 23/7 lúc thai 33 tuần tuổi. 
Xem thêm: quang cao cho be 
Nguồn: VNexpress

Read more…

Chữa bệnh tiêu chảy cho bé bằng cỏ sữa và rau sam

20:10 |

Sử dụng những bài thuốc dân gian để chữa bệnh tiêu chảy cho bé có thể mang lại hiệu quả cao.
Tiêu chảy là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nếu không phát hiện kịp thời thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em được các bậc phụ huynh khá ưa dùng hiện nay đó chính là sử dụng những bài thuốc dân gian từ lâu đời, vừa an toàn lại mang lại hiệu quả.
Đầu tiên, bố mẹ có thể lấy khoảng 15-20 là ổi non rồi ngâm nước muối khoảng 15 phút, rửa sạch. Cho lá ổi vào trong một chiếc nồi nhỏ thêm chút nước sôi và đun khoảng 30 phút thì nêm thêm ít muối. Lọc lấy phần nước cốt khi bớt nóng rồi cho bé uống liên tục từ 1 tới 2 ngày liên tiếp.
Nước cây cỏ sữa cũng có thể sử dụng trong trường hợp này. Chuẩn bị 2 năm cây cỏ sữa cùng nấm mèo và 50 gram đậu đen xanh lòng. Rửa sạch cỏ sữa, cho nấm mèo vào nước ngâm rồi rửa sạch, thái dài và mỏng. Sau khi sao đậu đen, nấm mèo thì tiến hành sao thêm cỏ sữa.
Cho tất cả nguyên liệu đó vào chung một chiếc nồi, thêm khoảng 3 bát nước nhỏ và đun cho tới khi còn khoảng nửa bát thì cho em bé bị bệnh uống trong ngày. Khi áp dụng cách chữa bệnh tiêu chảy này, bố mẹ cần chú ý sao nấm mèo tới khi khô và cứng, tuyệt đối không được sống vì có thể khiến bệnh của bé thêm nặng hơn. Ngoài ra, đậu xanh cũng phải cắn thấy thơm gòn, hạn chín.
Quả hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình có thể sử dụng để điều trị tiêu chảy, kiết lỵ. Bố mẹ cần cắt hồng xiêm thành những lát mỏng rồi phơi khô. Sau đó đem sao vàng để dùng dẫn. Khi dùng lấy khoảng 8-10 lát sắc với nước uống. Chú ý khi cho bé uống thì không nên uống đặc quá, có thể thử trước khi cho bé sử dụng để điều trị bệnh.

Rau sam là một trong những loại rau được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian trị bệnh, đặc biệt là bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Rau sam hơi chua, có tính hàn nên có thể ăn hàng ngày để phòng ngừa bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, giun sán và mụn nhọt…Trong trường hợp điều trị bệnh thì lấy 100g rau sam tươi,50g cỏ sữa tươi sắc uống mỗi ngày.
Khi áp dụng những cách chữa bệnh tiêu chảy trên, bố mẹ cũng cần lưu ý đảm bảo vệ sinh trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của các bé.
Nguồn: Báo sức khỏe

Read more…

Chế biến món ăn dặm dinh dưỡng cho bé từ trái bí đỏ

19:41 |
Bí đỏ là loại thực phẩm màu giàu chất sắt, kẽm và axit béo tốt cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, bí đỏ là thực phẩm kích thích chiều cao, tốt cho trí não của trẻ nếu mẹ cho trẻ ăn bí đỏ thường xuyên trong tuần. Để trẻ yêu thích loại thực phẩm này hơn mẹ hãy biến tấu trái bí đỏ trong các món ăn thơm ngon như gà hầm bí đỏ và súp kem bí đỏ cá hồi.
Giá trị dinh dưỡng của trái bí đỏ

Bí đỏ chứa hàm chứa chất xơ, xenluyo và đường tự nhiên không gây béo phì và tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng bí đỏ thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm đẩy nhanh quá trình tạo máu và huyết tố cầu, phòng ngừa thiếu máu và xơ vữa động mạch. Các chất khác như beta carotene, gluxit, protit, tirozin, fitin, axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác trong bí ngô cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Cho trẻ ăn bí đỏ mỗi tuần sẽ giúp tăng trưởng chiều cao, tốt cho tiêu hoá và giúp trẻ thông minh hơn. Bạn có thể kết hợp bí đỏ với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để có món ăn thơm ngon cho trẻ.

Gà hầm bí đỏ
Nguyên liệu
§  Bí đỏ (bí ngô) non: 1 quả
§  Đùi gà: 1 cái
§  Đậu trắng (hoặc đậu Hà Lan): 100gr
§  Tỏi, gừng, hành tím
§  Gia vị: muối, đường, tiêu, xì dầu, dầu mè
Cách làm 
§  Đầu tiên cần tạo hình cho bí đỏ (như hình vẽ), bỏ hạt. Gà rửa sạch, thái miếng, để cùng  đậu trắng (nếu muốn nhanh bạn có thể luộc qua thịt gà và đậu trắng)
§  Ướp thịt gà với muối, đường, tiêu, xì dầu và dầu mè và chờ khoảng 30 – 60 phút cho ngấm, sau đó đổ hỗn hợp vào bí đỏ, thêm tỏi (đã bóc vỏ) và gừng thái sợi lên bề mặt. Sau đó đem hầm hoặc hấp hơi cho đến khi chín.
Món súp kem bí đỏ cá hồi:
Nguyên liệu:
§  Bí đỏ: 50g
§  Cá hồi filê: 50g
§  Nước dùng: 200ml (nếu không có thì dùng nước lã cũng được )
§  Kem tươi (hoặc thay bằng váng sữa, hoặc phômai bò cười cũng được)
Cách làm:
§  Bí đỏ hấp chín (hấp nguyên miếng), dùng thìa dầm cho nát ra (hoặc thái nhỏ rồi cho vào nước dùng đun cho chín mềm), rồi thả cá hồi đã thái nhỏ (thái hạt lựu) vào.
§  Cho thêm 1 chút nước mắm cho thơm rồi bắc ra cho kem tươi vào, khuấy đều, rồi cho bé thưởng thức.
Lưu ý:
Đây là cách để cho bé lớn ăn, nếu em bé còn nhỏ thì sau khi nấu xong, bạn cho kem tươi vào rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn ra. Món súp này rất dễ ăn vì có vị ngọt mát (nhớ là cho ít nước mắm thôi không có thì bị mặn, vì ăn súp thường ăn nhạt 1 chút sẽ ngon hơn).
Món này có thể cho bé ăn kèm với bánh mì nướng hơi ròn hoặc ruột bánh gối cắt hạt lựu rồi rán giòn.
Nguồn: bé khỏe mẹ vui
Read more…

7 THỰC PHẨM RẤT TỐT GIÚP BÉ LỚN NHANH

18:59 |
Cho dù con bạn đang ở độ tuổi nào thì cũng đừng bao giờ bỏ qua thực phẩm dưới đây vì chúng vô cùng tố cho bé.

1. Quả bơ

Đây là trái cây duy nhất chứa chất béo không bão hòa dạng đơn thể – hay nói cách khác là chất béo tốt cho sức khỏe (quả olive cũng chứa chất này). Chất béo này có tác dụng làm giảm cholesterol – chất gây hại cho tim mạch. Bơ cũng là loại quả chứa nhiều chất xơ nhưng hòa tan tốt giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ. Bơ chứa nhiều vitamin E, giúp ngăn ngừa ung thư.

2. Quả việt quất

Việt quất chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, việt quất cũng làm giảm cholesterol, làm tăng trí nhớ. Dù để trong tủ lạnh hoặc ăn tươi, thì loại quả này cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

3. Yến mạch

Yến mạch làm giảm lượng đường và cholesterol xấu trong máu. Đồng thời, yến mạch là món ăn giúp no lâu. Một bát yến mạch với sữa cùng 1 ít quả việt quất vào buổi sáng sẽ giúp trẻ có năng lượng bắt đầu ngày mới. Mẹ nên cho bé ăn 1-2 bữa yến mạch/ tuần.

4. Cá hồi


Loài cá nước lạnh này chứa nhiều omega 3 – chất béo tốt cho cơ thể trí não của bé làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch. Các chất có trong cá hồi được chứng minh giúp tâm trạng vui vẻ hơn và giúp mắt bé sáng khỏe.

5. Rau bina

Rau bina là một món ăn chứa rất nhiều sắt, can-xi, acid folic và vitamin A, C. Những chất này giúp xương vào não của trẻ phát triển.

6. Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều vitamin B, C và E cũng như can-xi, kali, sắt. Đây cũng là loại củ chứa nhiều chất xơ hỗ trợ cho tiêu hóa, vì vậy nếu bé nhà bạn thường xuyên bị táo bón thì nên táo bón ở trẻ sơ sinh thì mẹ nên thêm 1-2 lát khoai lang vào cháo/ bột cho trẻ.

7. Sữa chua

Sữa chua là thức ăn rất được nhiều trẻ yêu thích. Sữa chua giàu can-xi, protein, giúp xương và răng chắc khỏe, hỗ trợ tiêu hóa và chống lại vi khuẩn xấu trong đường ruột.
Nguồn: bé khỏe mẹ vui
Read more…

8 Cách đơn giản giúp bé bớt đau khi mọc răng

21:08 |
Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên từ 6 đến 7 tháng tuổi. Hàm răng tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi bé vào tuổi 2-3. Đến thời điểm này, tất cả 20 chiếc “răng sữa” của bé sẽ đều xuất hiện.
Dấu hiệu mọc răng của bé: chảy rãi; cằm và quanh miệng nổi ban; thích cắn; bị ho; dễ cáu kỉnh; không thích bú; bị tiêu chảy; bị sốt; nổi cục ở lợi….Mẹ cần theo dõi và nhận biết rõ các dấu hiệu của con để có biện pháp giúp con giảm đau một cách hiệu quả

Để giảm đau cho bé cha mẹ hãy tham khảo 8 cách sau:

1. Nhai, cắn tự nhiên

Khi trẻ mọc răng, chúng thường muốn nhai hoặc cắn vào bất cứ vật gì trong tầm tay như đồ chơi, mền, quần áo… Cách tốt nhất để đối phó với trường hợp này là không nên ngăn cản trẻ nhai, cắn vì điều này sẽ giúp trẻ bớt đau hơn.
Nếu bạn không muốn trẻ cắn vào những đồ vật mất vệ sinh hoặc cắn vào chính bạn, bạn có thể dùng một chiếc khăn hoặc miếng vải ẩm và lạnh. Khăn lạnh sẽ làm tê nướu, giúp trẻ bớt đau.

2. Massage nướu

Không gì có tác dụng giảm đau tốt như việc massage. Hơn nữa, massage nướu còn khiến trẻ dễ chịu nên trẻ sẽ bớt quấy khóc.
Bạn có thể dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa nhẹ phần nướu nơi răng sắp mọc khoảng 2 phút nhưng cần chú ý giữ tay sạch sẽ tuyệt đối trước khi thực hiện.

3. Nhai bánh quy

Ít ai ngờ rằng, một chiếc bánh quy có thể khiến cho trẻ bớt đau khi mọc răng. Tuy nhiên, nên chọn loại bánh làm từ bột sắn dây vì loại bánh này có tác dụng giảm đau cho trẻ khi mọc răng và tốt cho dạ dày.

4. Vệ sinh nướu

Khi răng bắt đầu mọc là lúc nướu của trẻ cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn vì vậy việc làm vệ sinh nướu rất quan trọng. Cần sử dụng khăn ướt và sạch để làm vệ sinh nướu. Và khi răng mọc xong, bạn nên dùng bàn chải dành riêng cho em bé để vệ sinh răng.

5. Tắm nước ấm

Mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng massage cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ làm phân tán sự chú ý của bé và giúp bé phần nào quên đi cơn đau.

6. Ngậm núm ti lạnh

Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí sữa nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé nghịch với núm ti giả đó. Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm dịu bớt sự khó chịu và những cơn đâu.

7. Sử dụng thuốc giảm đau

Khi tất cả các cách trên không giúp trẻ giảm đau, bạn nên nghĩ đến việc dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

8. Phân tán sự chú ý

Mẹ cũng có thể giúp quên đi cơn đau bằng cách phân tán sự chú ý của trẻ. Thu hút bé bằng những trò chơi thú vị, nói những lời ngọt ngào với trẻ, bế trẻ trên tay đu đưa, cho bé nghe những loại nhạc êm dịu… cũng là những cách hay để giúp bé quên đi sự khó chịu của mình.
Các mẹ cũng nên lưu ý chỉ sử dụng thuốc giảm đau cho bé khi có chỉ định của bác sĩ tư vấn sức khỏe. Khi những chiếc răng đã xuất hiện, mẹ càng nên lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Dùng gạc thấm nước ấm lau sạch răng sau khi bé ăn và trước khi đi ngủ. Khi bé mọc nhiều răng hơn, mẹ nên dùng bàn chải và một lượng nhỏ kem đánh răng dành cho trẻ em để chải sạch răng cho bé.
Nguồn: suckhoe.com.vn


Read more…

Nhóm thực đơn trong tuần giúp trẻ tăng cân

20:55 |
Để trẻ tăng cân, nên cho ăn khẩu phần đủ 4 nhóm chất, chia đều thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ trong ngày, thường xuyên đổi món để trẻ không bị ngán.

Read more…

Hệ tiêu hóa – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của bé

20:52 |
“Con cao lớn, khỏe mạnh và thông minh chính là mong ước và cũng là niềm tự hào của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, nếu như trẻ không được nhận đủ các vi chất dinh dưỡng từ những năm đầu đời thì nguy cơ lớn nhất của trẻ là suy dinh dưỡng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể lực lần trí lực từ đó ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ. Vì vậy, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như giữ cho trẻ có một hệ tiêu hóa ổn định là điều mà bà mẹ nào cũng cần biết”.

Đó là điều chia sẻ của Th.S, BS Lê Thị Hải trong khuôn khổ tọa đàm Làm mẹ thông thái lần thứ 5 diễn ra tại thành phố Ban Mê Thuột, tỉnh Đak Lak.
ThS.BS Lê Thị Hải cho biết, trong 3 năm đầu đời các cơ quan trong cơ thế phát triển rất nhanh về mặt cấu trúc và chức năng. Bộ não trẻ trong giai đoạn này về số lượng tế bào não cũng như trọng lượng đã đạt 80% so với người bình thường. Chính vì vậy 3 năm đầu đời được coi là giai đoạn quan trọng nhất của trẻ và được các tổ chức y tế thế giới gọi là Giai đoạn vàng trong sự phát triển của bé. Theo ThS, Bs Lê Thị Hải, nếu đứa trẻ sinh ra là 3 kg thì 5 tháng sau cân nặng tăng gấp đôi và một năm tăng gấp 3, trong vòng 6 tháng đầu tiên mỗi tháng bé có thể tăng 3-4 cm. Do vậy, trong giai đoạn này, bé rất cần thật nhiều năng lượng để phát triển. ThS, BS Lê Thị Hải cho rằng “Hệ tiêu hóa chính là nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ”. Bà cũng cho biết, trẻ có một hệ tiêu hóa tốt đồng nghĩa với việc trẻ có một sức khỏe tốt bởi lẽ miễn dich ở đường tiêu hóa đóng một vai trò quan trọng. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp trẻ có sự phát triển toàn diện.
Nguồn: bioacimin.com
Read more…

Mỡ động vật sẽ giúp bé thông minh hơn

20:48 |
Mỡ động vật là nguồn năng lượng dồi dào và là nguồn cung cấp “nguyên liệu” không thể thiếu cho sự hình thành và phát triển trí não của trẻ nhỏ.
1g mỡ động vật hay 1g dầu thực vật đều cung cấp khoảng 8kcal, là một nguồn năng lượng dồi dào cho bé và là nguồn cung cấp “nguyên liệu” cho sự hình thành tế bào. Nhưng mỡ động vật còn có thành phần quan trọng để hình thành não bộ mà dầu thực vật không có được.
Não bộ của trẻ khi 1 tuổi phát triển tăng gấp 3 lần so với giai đoạn sơ sinh, đến 2 tuổi thì đã bằng 80% so với não trưởng thành và đến lúc 6 tuổi thì có thể giống như não trưởng thành. Chính vì vậy đây là giai đoạn trẻ cần nhiều nhất nguyên liệu hình thành trí não nên mỡ vô cùng cần thiết với các trẻ.

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, 70-80% não bộ và các dây thần kinh là chất béo. Đặc biệt thành phần cholesterol trong mỡ lại vô cùng quan trọng để hoàn thiện bộ não. Chúng kích thích cơ quan cảm thụ đặc biệt trong não để hình thành nên tế bào và sản sinh ra chất truyền dẫn thần kinh dopamine - yếu tố quan trọng điều khiển chức năng và hoạt động của não.

Đối với người lớn, lượng cholesterol nội sinh ngày càng tích tụ nhiều và gây áp lực với hệ tim mạch và não bộ đã chững lại. Nhưng với trẻ nhỏ (0-6 tuổi) thì lượng chất nội sinh này chưa đủ trong khi đây lại là giai đoạn phát triển mạnh nên nhu cầu càng cao. Bởi vậy cần bổ sung cho trẻ qua thực phẩm.
Ngoài ra so sánh về hàm lượng vitamin thì mỡ có ưu thế về vitamin A, D trong khi dầu chứa vitamin K, E. Thế nên dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì đều không nên dùng toàn dầu hoặc toàn mỡ. Riêng với trẻ nhỏ thì tỷ lệ mỡ nên nhiều hơn ở người lớn. Dầu mỡ còn là dung môi tốt để hòa tan vitamn A, D, E, K rất cần thiết cho sự phát triển và khỏe mạnh của cơ thể.
Cho trẻ ăn mỡ thế nào là đúng?
Mỡ động vật được tính ở đây là cả lượng mỡ trong thịt, mỡ cá, trứng sữa và mỡ dùng để nấu ăn. Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu chất béo càng cao: Trẻ sơ sinh cần đến 50% năng lượng từ chất béo (sữa mẹ), trẻ dưới 1 tuổi cần 40-50% (sữa mẹ và thức ăn dặm) và trẻ 1-2 tuổi cần 30-35% (từ thức ăn). Như vậy sau 6 tháng, đến tuổi ăn dặm, bạn có thể bổ sung mỡ cho bé qua cách nấu ăn.
BS. Phạm Vân Thúy (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyên người lớn thì tỷ lệ mỡ/dầu nên là 3/7 thì với trẻ nên dùng cân bằng 5/5. Vì vậy với trẻ khỏe mạnh bình thường thì nên nấu một bữa bằng dầu, kế đến một bữa bằng mỡ. Riêng trong trường hợp con bạn bị béo phì thì cần có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng.
Nguồn: suckhoe.com.vn 
Read more…

Nuốt nước mắt tại đám tang người mẹ ung thư nhường sự sống cho con

20:42 |
Sáng 28/7, nhiều người thân, đồng đội và bà con lối xóm đến ngôi nhà ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) cúi mình trước vong linh thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm (25 tuổi). Những cặp mắt đỏ hoe, ai cũng thương xót trước sự ra đi khi còn quá trẻ của nữ chiến sĩ công tác tại Đội nghiên cứu chuyên đề cảnh sát Phòng tham mưu, Công an tỉnh Hà Tĩnh.
Ngồi lặng lẽ bên góc bàn nước, thiếu tá Phan Quốc Khánh, Phó trưởng Phòng tham mưu (Công an tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, Trâm sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Bố của chị trước đây là Trưởng công an huyện Cẩm Xuyên, một trong những cán bộ xuất sắc. Trâm bắt đầu về công tác tại đơn vị hồi trung tuần tháng 7/2015, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
"Khi biết mình mắc bệnh và hơn 2 tuần điều trị tại bệnh viện, Trâm đã cắn răng chịu đựng để giành giật sự sống cho đứa con mình trên bàn mổ. Tình mẫu tử của Trâm khiến chúng tôi cảm động, tự hào và nể phục", thiếu tá Khánh nghẹn ngào nói.

Theo lời ông Phan Xuân Cát (66 tuổi, cậu ruột của chị Trâm), trước khi cháu ông được đưa từ viện về quê chiều 26/7, các bác sĩ cho 2 mẹ con gặp nhau 60 phút. "Giây phút hai mẹ con gặp nhau, bé Gấu nằm trong lồng kính bỗng dưng khóc to giống như có sợi dây liên kết tình mẫu tử. Ai cũng nghẹn lòng", ông Cát nói.
Sau một ngày về với gia đình, nữ thiếu úy đã mãi mãi ra đi. Ông Cát kể, khi Trâm từ viện về nhà có hỏi người thân: "Đưa con về đây làm gì?". Giấu nước mắt trong lòng, nhiều người phải dối rằng, do sức khỏe của Trâm đã tiến triển nên bác sĩ cho về thăm gia đình ít hôm.
Ông bảo, đến giờ vẫn không quên hình ảnh mỗi khi khỏe lên sau khi sinh con, cháu ông lại lên mạng đặt mua quần áo trực tuyến cho bé Gấu.
Trong lễ viếng sáng nay, anh Trần Mạnh Hà (29 tuổi, chồng chị Trâm) như người mất hồn, đôi mắt thâm quầng sau những ngày mất ăn, mất ngủ để chăm sóc vợ và con trai đang nằm trong lồng kính. Anh lặng lẽ đứng bên quan tài với dáng người tiều tụy khiến những người có mặt không cầm được nước mắt.
Người nhà chị Trâm cho biết, từ khi nghe tin con gái mất, sức khỏe bà Nguyễn Thị Lan giảm đi trông thấy. Bà mẹ 60 tuổi phải nhập viện cấp cứu trước cú sốc quá lớn.
Cũng kể từ khi con dâu mất, vợ chồng ông Trần Hữu Hạc (64 tuổi) và bà Phan Thị Qúy (63 tuổi) không còn đứng vững, phải truyền nước biển liên tục.
Ngồi thất thần trước di ảnh cô con dâu hiếu thảo, bà Quý mếu máo: "Nằm trên giường bệnh, dù không còn sức nhưng cháu vẫn gắng gượng nuốt những miếng cháo để có sức nuôi thai nhi trong bụng. Nó nghị lực là thế mà bây giờ…". Nói đến đó bà Qúy bỏ lửng rồi òa khóc.
Theo bà Qúy, từ khi về làm dâu trong nhà, chị Trâm chưa bao giờ làm phật lòng bố mẹ chồng.
15h ngày 28/7, thi thể thiếu úy Trâm sẽ được mai táng tại nghĩa trang Đồng Voi (phường Thạch Qúy, TP Hà Tĩnh). Thiếu úy Đinh Thị Quyên, đồng đội ở đơn vị của chị Trâm nói: "Bố mất khi chưa đầy 3 tháng tuổi, giờ đồng chí cũng ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Sau này, chồng con chị không biết gắng dậy được không".
Nguồn: Zing News
Read more…

BỘT ĂN DẶM CHO TRẺ TỪ KHOAI LÀNG VÀ THỊT GÀ

20:10 |
Để đảm bảo bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và tạo cảm giác thích thú cho bé, bột ăn dặm từ thịt gà và khoai lang được coi như một lựa chọn thích hợp nhất

Bột ăn dặm từ thịt gà và khoai lang có vị ngọt dịu, nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến đơn giản lại đảm bảo việc cung cấp đầy đủ tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin C và chất sắt cho bé. Khi chế biến món ăn dặm này cần chú ý một vài yêu cầu về nguyên liệu và cách chế biến như sau:

1. Nguyên liệu
170g thịt ức gà lọc bỏ xương và da.
1 củ khoai lang lớn (khoảng 350g), lột vỏ cắt nhỏ.

2. Cách chế biến
Bước 1: Thịt gà làm sạch, loại bỏ da và xương, chỉ lấy thịt nạc. Nấu chín thịt gà trong nồi nhỏ trong 15 phút hoặc đến khi thịt không còn hồng. Để nguội thịt và xé nhỏ (không bắt buộc).
Bước 2: Sau khi làm xong thịt, khoai lang cần nấu chín trong nồi nước xấp mặt từ 20-25 phút hoặc đến khi khoai mềm hẳn. Để khoai ráo nước rồi cho thêm nước dùng vừa đủ và tán nhuyễn khoai thành hỗn hợp sệt.
Bước 3: Xay nhuyễn thịt gà và trộn với hỗn hợp khoai nghiền. Để tránh bị khô, khi xay cần cho thêm 125ml nước dùng để hỗn hợp vừa đủ độ sệt phù hợp cho bé. Ăn ngay trong vòng 1 ngày, hoặc có thể trữ đông trong 1 tháng.
3. Cách bảo quản đông lạnh
Để bảo quản trong ngăn đá, bạn cần cho bột vào khuôn đá, gạt mặt và phủ nilon trước khi cấp đông trong tủ đá đến khi đông cứng hoàn toàn. Gỡ các viên thức ăn khỏi khay, trữ đông trong túi plastic kín hoặc hộp trữ đông. Dán nhãn ghi ngày cấp đông. Trước khi dùng, xả đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.
Khi chuẩn bị bữa ăn cho bé bạn cần hâm nóng, đun cách thủy bột đã xả đông thành bột ấm. Đảo đều tay và nếm thử trước để kiểm tra nhiệt độ trước cho bé ăn.
Với cách chế biến như trên bạn đã hoàn toàn có thể tự tay chế biến cho bé được món ăn dặm hoàn chỉnh vừa đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết vừa là món ăn mà nhiều trẻ thích thú trong những bữa ăn hàng ngày khi trẻ tập ăn dặm.
Nguồn: Bé khỏe mẹ vui
Read more…

THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ TỪ 6-9 THÁNG TUỔI

20:00 |

Món ăn mẹ nấu là món ăn ngon nhất cho bé. Vì vậy, mẹ hãy tự tay lên thực đơn ăn dặm và lưu ngay những công thức này để nấu cho bé những món ăn thật ngon và bổ dưỡng nhé.
Lưu ý nhỏ trước khi đến với các món ăn dặm.
-Các món ăn dặm cho bé nên dễ nghiền, không tạo dạng đặc sánh như keo
-Làm thành nhiều phần và lưu trữ trong tủ lạnh cho bé dùng dần, giúp mẹ tiết kiệm thời gian nấu nướng.
-Trong thành phần món ăn dặm nguyên liệu nên chứa nhiều calo và carbonhydate như: cá, thịt, khoai tây, đậu phụ…
-Các món ăn dặm từ trái cây không cần thêm nước vì bản thân trái cây chứa nhiều nước. Với các món rau thì nên thêm một ít nước, món từ thịt cá thêm nhiều nước để bé dễ ăn


Thực đơn với các món rau củ hầm
Đậu hầm
Nguyên liệu gồm có: 150 gam đậu borlotti, ½ củ tỏi, ½ quả ớt ngọt, 3 quả cà chua, 2 củ khoai tây, 1 ít cần tây, 1 nhánh hung tây, 2 nhánh hành lá, dầu oliu
Cách làm
-Cà chua gọt vỏ, thái nhỏ. Khoai tây gọt vỏ thái lát; ớt ngọt thái nhỏ
-Đun nong dầu, cho một ít thành lá vào xào và cho tỏi và đun thơm rồi cho thêm ớt ngọt, cà chua, khoai tây, hung tây vào. Đổ xâm xấp nước đun sôi.
-Nấu cho đến khi khoai chín thì thêm đậu và cần tây vào, đun 3-5 phút nữa
Cuối cùng nghiền nát và xay nhuyễn ra là được.
Súp khoai tây + củ cải
Nguyên liệu gồm có: 3 củ khoai tây cỡ vừa, 1 củ cải,1 ít kem tươi, 400 ml hỗn hợp nước và sữa không tách béo (tỉ lệ 1:1) và một thìa canh lá tươi.
Cách làm món ăn:
-Khoai tây, củ cải đem gọt vỏ, thái khoanh dày 1 cm
-Cho hỗn hợp rau củ vào nồi, đổ hỗn hợp sữa và nước vào đun sôi.
-Đun đến khi khoai và củ cải chín mềm (nếu thấy nước cạn thì thêm nước vào để súp không bị đặc)
-Sau đó, cho kem tươi vào đun sôi lại rồi đem nghiền nát là xong.
Súp khoai tây – hành tây – rau bina
Nguyên liệu gồm có: 1 củ hành tây, 3 củ khoai tây, 200 gam rau bina, 1 thìa canh gừng tươi, ½ thìa café thì là, rau mùi, ½ thìa café bột garam masala, 1 ít nước chanh và 1 thìa canh dầu thực vậy
Cách làm:
-Khoai tây gọt vỏ thái láy, hành tây gọt vỏ thái miếng vừa ăn.
-Cho dầu ăn vào nồi đun nóng, cho hành vào xào đến khi mềm rồi thêm gừng và gia vị vào.
-Sau đó, thêm khoai tây, đổ nước vào đun sôi. Nấu cho đến khi khoai chín mềm, cho rau bina vào đun thêm vào phút nữa là được.
-Cuối cùng cho thêm một ít nước cốt chanh vào và nghiền nhuyễn cho bé ăn.

Thực đơn với các món cháo, súp kết hợp rau củ và thịt cá
      1.Cháo cá thu, khoai tây và rau bina
Nguyên liệu gồm có: 4 củ khoai tây cỡ vừa, 150 gam thịt cá thu, 200 gam rau bia, 300 ml hỗn hợp sữa – nước (tỉ lệ 1-1), rau thì là.
Cách làm:
-Khoai tây đem gọt vỏ, rửa sạch sẽ rồi thái khoanh dày 1 cm
Cho khoai tây vào nồi, đổ hỗn hợp nước – sữa vào đun cho đến khi khoai chín mềm (Cần có thể thêm nước)
-Khi khoai chín nhừ, thêm rau bina vào đun thêm vào phút nữa.
Sau đó, cho cá thu vào đun sôi ở nhiệt độ thấp đến khi cá chín nhừ nhưng không bị khô
-Cuối chùng cho rau thì là thái nhỏ vào và đem nghiền nhuyễn cho bé ăn.(nếu bé không thích ăn thì là mẹ có thể bó qua)
2.Cháo cá hồi, rau bina và khoai lang ngọt
Nguyên liệu gồm có: 3 củ khoai lang cỡ vừa, 200 gam rau bina, 300 ml hỗn hợp sữa- nước theo thỉ lệ 1:1. Rau mùi ( có thể bỏ qua)
Cách làm món ăn này giống hết với món ăn trên chỉ là thay cá thu bằng cá hồi, thay khoai tây bằng khoai lang ngọt. Rau mùi sẽ được dùng thay cho thì là
Công thức này tương tự như công thức trên, chỉ thay cá thu bằng cá hồi và khoai tây bằng khoai lang ngọt. Rau mùi sẽ được dùng như gia vị thay cho rau thì là.
Hi vọng những món ăn trên giúp phần nhiều vào thực đơn ăn dặm cho bé, giúp bé ăn ngon, mau lớn hơn!

Nguồn: Bé khỏe mẹ vui
Read more…

Trẻ nguy kịch vì uống nhầm dầu hỏa

19:39 |
Bệnh viện Nhi TW tiếp nhận cấp cứu nhiều trường hợp trẻ uống phải hóa chất gia dụng, thường được cất giữ trong chai nhựa, để ngay trong không gian sinh hoạt của gia đình.
Tối 21/7/2016 khoa Cấp cứu chống độc - Bệnh viện Nhi TW tiếp nhận trường hợp bé Ngọc (16 tháng tuổi, Thạch Thất, Hà Nội) vào cấp cứu do uống nhầm dầu hỏa.
Bố cháu bé cho biết, tối cùng ngày gia đình tổ chức liên hoan. Bé Ngọc chơi với các bạn và trong lúc người lớn không để ý, nắp chai dầu hỏa để trong nhà bị các cháu vặn ra; dẫn tới sự cố bé Ngọc uống nhầm phải dầu hỏa.


Bé Ngọc nhập viện trong tình trạng khó thở, tím tái và suy hô hấp. Cháu đã được thở oxy, dùng kháng sinh và sau khi làm xét nghiệm, chụp phim phổi, các bác sỹ chẩn đoán cháu bị viêm phổi nặng do sặc dầu hỏa vào phổi. Sau 2 ngày điều trị, tình trạng cháu đã có cải thiện; đỡ khó thở, tỉnh táo hơn và được xuất viện.
ThS. Ngô Anh Vinh- khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi TW cho biết, ông đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ uống nhầm dầu hỏa - một loại hóa chất thường được sử dụng trong gia đình. Ngoài dầu hỏa, xăng, cồn… cũng là những hóa chất trẻ uống nhầm nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do những hóa chất gia dụng này thường được cất giữ trong chai nhựa, để ngay trong không gian sinh hoạt gia đình. Khi người lớn bất cẩn, trẻ rất dễ tò mò, nghịch ngợm và uống phải.
“Rất nguy hiểm khi trẻ uống phải hóa chất gia dụng. Khi uống phải, trẻ thường có biểu hiện ho sặc sụa, tím tái, khó thở, hơi thở nồng nặc mùi hóa chất. Trẻ có nguy cơ tổn thương đường tiêu hóa, viêm phổi nặng do hơi hóa chất này xâm nhập đường hô hấp. Mức độ tổn thương nặng hay nhẹ tùy vào lượng hóa chất trẻ uống phải và thời gian đưa trẻ đi cấp cứu”, ThS Ngô Anh Vinh cho biết.
Vì thế, khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời. Không tự ý cho trẻ uống nước để làm loãng dung dịch trong đường tiêu hóa hay gây nôn. Bởi nếu cha mẹ gây nôn có thể khiến trẻ sặc, hóa chất càng có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng tổn thương đến phổi
ThS. Ngô Anh Vinh khuyến cáo: “Số vụ việc trẻ uống nhầm hóa chất, nước tẩy rửa gia dụng là không nhỏ. Cách phòng tránh tốt nhất là từ gia đình. Các loại hóa chất, nước tẩy rửa gia dụng cần phải cất giữ ở nơi riêng biệt, dán nhãn ghi tên trên vỏ chai. Không lưu trữ các loại hóa chất, nước tẩy rửa gia dụng trong các vỏ chai vốn đựng nước uống, nước ngọt, khiến trẻ nhầm tưởng là nước uống được. Cha mẹ không để trẻ chơi một mình, đặc biệt là những gia đình làm nghề liên quan đến hóa chất, dung dịch tẩy rửa tại nhà để tránh những tai nạn đáng tiếc”.
Nguồn: Em Đẹp
Read more…