KIẾN THỨC DINH DƯỠNG DÀNH CHO TRẺ SƠ SINH

00:37 |

KIẾN THỨC DINH DƯỠNG DÀNH CHO TRẺ SƠ SINH




      Con sinh ra khỏe mạnh, tăng cân đều là mong muốn của rất nhiều người mẹ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để bé luôn phát triển tốt đó là dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Tất cả chúng ta đều biết vai trò quan trọng của dinh dưỡng với trẻ sơ sinh, chính vì vậy bekhoemevui.vn sẽ chia sẻ cho các mẹ một chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh tốt nhất để bé tăng cân đều phát triển tối đa.

I. Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là gì?




Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh được hiểu chung là tất cả những gì liên quan đến ăn uống của bé trong giai đoạn sơ sinh. Bé sơ sinh có một chế độ dinh dưỡng hợp lí đó là phải có chế độ ăn theo từng lứa tuổi, thực đơn ăn uống phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và nhu cầu cơ thể của từng bé. Trong năm đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau: từ sơ sinh đến 4 tháng, từ 4-6 tháng tuổi, từ 6-8 tháng tuổi, từ 8-10 tháng tuổi, và từ 10 đến 12 tháng tuổi. Với mỗi giai đoạn phát triển của bé từ sơ sinh đến 12 tháng lại có những cách chăm sóc khác nhau. Để bé có thể tăng cân đều mẹ có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng sau đây


II. Chế độ sinh dướng cho trẻ sơ sinh giúp bé tăng cân đều


Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh:  Giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn không gì thay thế được cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cần được cho bú mẹ theo nhu cầu hoàn toàn trong 4 tháng đầu sau sinh không cần ăn hay uống thêm thứ gì khác. Giai đoạn trẻ tròn 4 tháng tuổi bước sang tháng thứ 5 do nhu cầu dinh dưỡng của bé tiếp tục tăng trong khi lượng sữa mẹ đã tăng đến tối đa, cần thiết phải tập cho trẻ ăn dặm thêm ngoài sữa mẹ, nhưng sữa mẹ vẫn là một nguồn dinh dưỡng quý giá cần tiếp tục duy trì. Mẹ lưu ý cách cho bé bú cũng rất quan trọng:

– Mỗi lần bú, mẹ cho bé bú một chút bên bầu vú này rồi một chút bên bầu vú kia.

– Sữa trong bầu vú mẹ không giống nhau, sữa chảy ra khi bé bắt đầu bú gọi là “sữa đầu”, có nhiều nước làm cho bé đã khát, còn sữa của cuối bữa bú gọi là “sữa cuối”, có chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân.

– Muốn bé tăng cân thì bé phải được bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Mẹ cho bé bú một chút bên này rồi một chút bên kia làm cho bé chỉ nhận được sữa đầu, do đó bé không tăng cân nhiều mặc dù mẹ nhiều sữa.

– Mẹ nên cho bé bú một lần hết một bên, nếu bé còn đói thì hãy cho bú bên kia và lần sau cho bú bên kia trước và cứ thế.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Giai đoạn 6 đến 10 tháng tuổi




Giai đoạn này vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột. Bên cạnh đó mẹ cần bổ sung: Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai, Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp). Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang). Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O). Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi.


Lúc này Bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn, bé mọc răng không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi. Khi đó mẹ có thể ho bé sử dụng những thưc phẩm sau: Sữa mẹ hoặc sữa bột.Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (không nên dùng sữa bò cho đến khi 1 tuổi).Các loại ngũ cốc giàu sắt. Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ. Các món ăn kết hợp (mì ống và phô mai, thịt hầm). Thực phẩm giàu chất đạm. Thực phẩm cho bé ăn bốc.



XEM THÊM:  Quang cao cho be yeu an ngon




Read more…

NHỮNG THỰC ĐƠN ĂN DẶM LÀNH MẠNH CHO BÉ TỪ 6-9 THÁNG TUỔI

00:12 |

NHỮNG THỰC ĐƠN ĂN DẶM LÀNH MẠNH CHO BÉ TỪ 6-9 THÁNG TUỔI


Món ăn mẹ nấu là món ăn ngon nhất cho bé. Vì vậy, mẹ hãy tự tay lên thực đơn ăn dặm và lưu ngay những công thức này để nấu cho bé những món ăn thật ngon và bổ dưỡng nhé. Dưới đây là gợi ý của Bé Khỏe Mẹ Vui những món ăn dặm lành mạnh nhất cho bé từ 6-9 tháng tuổi.


Một số lưu ý nhỏ trước khi đến với các món ăn dặm.


- Các món ăn dặm cho bé nên dễ nghiền, không tạo dạng đặc sánh như keo
Làm thành nhiều phần và lưu trữ trong tủ lạnh cho bé dùng dần, giúp mẹ tiết kiệm thời gian nấu nướng.

- Trong thành phần món ăn dặm nguyên liệu nên chứa nhiều calo và carbonhydate như: cá, thịt, khoai tây, đậu phụ…

- Các món ăn dặm từ trái cây không cần thêm nước vì bản thân trái cây chứa nhiều nước. Với các món rau thì nên thêm một ít nước, món từ thịt cá thêm nhiều nước để bé dễ ăn.

NHỮNG THỰC ĐƠN ĂN DẶM LÀNH MẠNH CHO BÉ TỪ 6-9 THÁNG TUỔI



Thực đơn với các món rau củ hầm

Đậu hầm

Nguyên liệu gồm có: 150 gam đậu borlotti, ½ củ tỏi, ½ quả ớt ngọt, 3 quả cà chua, 2 củ khoai tây, 1 ít cần tây, 1 nhánh hung tây, 2 nhánh hành lá, dầu oliu

Cách làm

Cà chua gọt vỏ, thái nhỏ. Khoai tây gọt vỏ thái lát; ớt ngọt thái nhỏ

Đun nong dầu, cho một ít thành lá vào xào và cho tỏi và đun thơm rồi cho thêm ớt ngọt, cà chua, khoai tây, hung tây vào. Đổ xâm xấp nước đun sôi.

Nấu cho đến khi khoai chín thì thêm đậu và cần tây vào, đun 3-5 phút nữa
Cuối cùng nghiền nát và xay nhuyễn ra là được.

Súp khoai tây + củ cải

Nguyên liệu gồm có: 3 củ khoai tây cỡ vừa, 1 củ cải,1 ít kem tươi, 400 ml hỗn hợp nước và sữa không tách béo (tỉ lệ 1:1) và một thìa canh lá tươi.

Cách làm món ăn:

Khoai tây, củ cải đem gọt vỏ, thái khoanh dày 1 cm

Cho hỗn hợp rau củ vào nồi, đổ hỗn hợp sữa và nước vào đun sôi.

Đun đến khi khoai và củ cải chín mềm (nếu thấy nước cạn thì thêm nước vào để súp không bị đặc)
Sau đó, cho kem tươi vào đun sôi lại rồi đem nghiền nát là xong.

Súp khoai tây – hành tây – rau bina

Nguyên liệu gồm có: 1 củ hành tây, 3 củ khoai tây, 200 gam rau bina, 1 thìa canh gừng tươi, ½ thìa café thì là, rau mùi, ½ thìa café bột garam masala, 1 ít nước chanh và 1 thìa canh dầu thực vậy

Cách làm:

Khoai tây gọt vỏ thái láy, hành tây gọt vỏ thái miếng vừa ăn.

Cho dầu ăn vào nồi đun nóng, cho hành vào xào đến khi mềm rồi thêm gừng và gia vị vào.

Sau đó, thêm khoai tây, đổ nước vào đun sôi. Nấu cho đến khi khoai chín mềm, cho rau bina vào đun thêm vào phút nữa là được.

Cuối cùng cho thêm một ít nước cốt chanh vào và nghiền nhuyễn cho bé ăn.


Thực đơn với các món cháo, súp kết hợp rau củ và thịt cá


Cháo cá thu, khoai tây và rau bina

Nguyên liệu gồm có: 4 củ khoai tây cỡ vừa, 150 gam thịt cá thu, 200 gam rau bia, 300 ml hỗn hợp sữa – nước (tỉ lệ 1-1), rau thì là.

Cách làm:

Khoai tây đem gọt vỏ, rửa sạch sẽ rồi thái khoanh dày 1 cm
Cho khoai tây vào nồi, đổ hỗn hợp nước – sữa vào đun cho đến khi khoai chín mềm (Cần có thể thêm nước)

Khi khoai chín nhừ, thêm rau bina vào đun thêm vào phút nữa.

Sau đó, cho cá thu vào đun sôi ở nhiệt độ thấp đến khi cá chín nhừ nhưng không bị khô
Cuối chùng cho rau thì là thái nhỏ vào và đem nghiền nhuyễn cho bé ăn.(nếu bé không thích ăn thì là mẹ có thể bó qua)

Cháo cá hồi, rau bina và khoai lang ngọt

Nguyên liệu gồm có: 3 củ khoai lang cỡ vừa, 200 gam rau bina, 300 ml hỗn hợp sữa- nước theo thỉ lệ 1:1. Rau mùi ( có thể bỏ qua)

Cách làm món ăn này giống hết với món ăn trên chỉ là thay cá thu bằng cá hồi, thay khoai tây bằng khoai lang ngọt. Rau mùi sẽ được dùng thay cho thì là

Công thức này tương tự như công thức trên, chỉ thay cá thu bằng cá hồi và khoai tây bằng khoai lang ngọt. Rau mùi sẽ được dùng như gia vị thay cho rau thì là.

Hi vọng những món ăn trên giúp phần nhiều vào thực đơn ăn dặm cho bé, giúp bé ăn ngon, mau lớn hơn!


XEM THÊM:  Quang cao cho be moi nhat
Read more…

TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG NÊN LÀM GÌ?

01:07 |

TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG NÊN LÀM GÌ?



Trẻ bị suy dinh dưỡng là vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này, chế độ chăm sóc cho trẻ bị suy dinh dưỡng cũng cần lưu ý đặc biệt để cải thiện tình trạng sức khỏe cho bé.


Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?



Bố mẹ cần chú ý đến cân nặng của trẻ để nhận biết được trẻ đang phát triển bình thường hay trẻ suy dinh dưỡng. Bằng cách cân trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ (dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ):
Hàng tháng trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của  bé khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Nếu trẻ không tăng cân thì đó chính là dấu hiệu không tốt về sức khỏe và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao.

TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG NÊN LÀM GÌ?



Nuôi dưỡng khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện đầu tiên là biếng ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa và dễ mắc các bệnh về tiêu hóa. Bố mẹ lưu ý nên chia nhỏ những bữa ăn cho bé để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, đồng thời thường xuyên bổ sung những lợi khuẩn như probiotic và prebiotic được bào chế từ kim chi Hàn Quốc vì chúng sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, kích hoạt các enzyme tiêu hóa hoạt động được tốt hơn, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất và giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Bố mẹ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của bé, cần bổ sung đầy đủ tinh bột, các nhóm vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa của bé.
bé suy dinh dưỡng

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng thế nào cho đúng?

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, khi chăm sóc cần chú ý những bước sau:

Vệ sinh ăn uống: Bạn hãy đảm bảo trẻ được “ăn chín, uống sôi” . Thức ăn nấu xong không nên để quá 3 tiếng, nếu quá 3 tiếng cần được đun sôi lại mới có thể cho trẻ ăn được. Tránh những thực phẩm bị nhiễm bẩn để tránh những nguồn gây bênh tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. Dụng cụ chế biến thức ăn cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Vệ sinh cá nhân: Bố mẹ cần tắm rửa cho trẻ thường xuyên bằng nước sạch nhất là vào mùa hè. Khi tắm cho trẻ vào mùa đông cần tránh gió lạnh lùa vào nơi đang tắm cho trẻ để trẻ không bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm đường hô hấp cấp. Tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh quần áo, răng miệng sạch sẽ, không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt để tránh sâu răng và vêm lợi. Rửa tay cho trẻ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Không nuôi móng tay dài, không để trẻ mút tay và quyệt bẩn lên mặt để tránh giun sán.

Vệ sinh môi trường ở : Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ. Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.

Chăm sóc tâm lý cho trẻ: Đừng “tiết kiệm” sự âu yếm và thể hiện tình cảm của bạn đối với bé, Bé rất cần được khích lệ, chuyện trò, hãy tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ tránh ăn nói thô bạo và nổi cáu trước mặt trẻ.

Cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh: Bạn cần tìm hiểu và nắm rõ cách xử lý ban đầu nhanh những bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cấp. Ngoài ra cần có đơn thuốc hợp lý để điều trị cho trẻ mà không làm mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.




XEM THÊM:  Quang cao cho be an ngon mieng
Read more…

GIẢI PHÁP KHI BÉ HẤP THU CHẤT DINH DƯỠNG KÉM ?

00:12 |
GIẢI PHÁP KHI BÉ HẤP THU CHẤT DINH DƯỠNG KÉM ?


Nhiều trẻ em trong độ tuổi ăn dặm được các bậc phụ huynh cho ăn những thức ăn nhiều chất dinh dưỡng, nhưng khả năng hấp thụ của bé kém dẫn đến bé nhẹ cân, sức khỏe yếu.


Nguyên nhân

Tình trạng trẻ không hấp thu thức ăn nguyên nhân là do sự tổn thương của ruột non, hoặc do trẻ còn nhỏ, chưa có đủ men tiêu hóa ở dạ dày, gan, mật, nhưng các bậc phụ huynh lại cho trẻ ăn quá nhiều, cả những chất khó tiêu. Vì thế, trẻ sẽ kém hấp thu thức ăn


Con ăn nhiều mà hấp thu ít là một nỗi lo của các mẹ

Khi kém hấp thu thức ăn, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, có thể là đi phân sống, ăn nhiều nhưng vẫn gầy yếu. Hoặc dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi và có thể biếng ăn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ

GIẢI PHÁP KHI BÉ HẤP THU CHẤT DINH DƯỠNG KÉM ?


Cách xử lý trẻ kém hấp thu thức ăn


Các bậc phụ huynh khi có con trong tình trạng kém hấp thu thức ăn thì nên thay đổi khẩu phần ăn của trẻ, cần cho trẻ:

– Ăn đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của trẻ, trẻ hoạt động nhiều mà ăn quá ít thì cũng không tăng cân. Vì vậy, cần cho trẻ ăn đủ số lượng theo nhu cầu của từng trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần nhớ rằng, khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ khác nhau nên có thể sẽ đủ với trẻ này, nhưng lại thiếu so với trẻ kia. Nên gia giảm thức ăn để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp.

– Ăn đủ chất: Nếu chỉ ăn nhiều mà không đủ các chất đạm, béo… cần thiết thì trẻ cũng khó tăng cân. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì trẻ cũng khó hấp thu hết.

– Ăn đa dạng: Nếu chỉ ăn một loại thức ăn có thể sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu những chất khác từ những thức ăn khác và sẽ không có sự tăng trưởng toàn diện.

– Ăn quá dư thừa: Ví dụ: với trẻ 6 tháng đang ở giai đoạn tập ăn dặm thì mỗi ngày chỉ nên ăn thêm ½ chén bột, còn chủ yếu vẫn là sữa. Còn trẻ 8 tháng thì chỉ nên ăn ngày 2 lần cháo, mỗi bữa ½ chén. Trong cháo có 1 muỗng canh thịt xay, 1 muỗng canh rau và 1 muỗng canh dầu ăn. Không nên ăn quá nhiều vì lúc này, trẻ chưa có đủ men tiêu hóa, dẫn dến việc trẻ không hấp thu được thức ăn.


Mẹ nên đa dạng hóa thức ăn cho con

Nếu muốn bổ sung sản phẩm hỗ trợ kích thích tiêu hóa cho trẻ để trẻ dễ hấp thu thức ăn thì chỉ nên cho trẻ ăn bổ sung thêm men vi sinh. Men vi sinh là các vi khuẩn có ích đối với cơ thể con người (Probiotics), thường sống trong ruột và  đóng một vai trò rất quan trọng ở đuờng tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ. Men vi sinh có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, axit amin, men, hocmon và các chất dinh duỡng quan trọng khác. Nó cũng sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S… Quá trình biến đổi đó gọi chung là quá trình lên men, mà nhờ nó, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Ngoài ra, men vi sinh còn cạnh tranh sống với các vi khuẩn gây bệnh, siêu vi, nấm giúp trẻ lấn át được tiêu chảy, táo bón, kích thích hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi lượng vi khuẩn có ích tăng lên, thực phẩm sẽ được tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn, giúp bé lớn nhanh. Hiện nay đã có loại men vi sinh chiết xuất từ Kim Chi Hàn Quốc rất tốt cho sức khỏe của bé.



XEM THÊM:  Xem quang cao sua vinamilk
Read more…

NHỮNG MẸO CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ BIẾNG ĂN

21:54 |
NHỮNG MẸO CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ BIẾNG ĂN



Mẹo chế biến món ăn cho trẻ

Ngày nay tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ vẫn đang là vấn đề đau đầu đối với các bậc phụ huynh. Sau đây mà những mẹo chế biến món ăn tạo sự kích thích cho bé, giúp bé tránh được tình trạng biếng ăn, cải thiện sức khỏe và thể trạng.

“Biến hóa” đồ ăn sinh động hơn

Để giúp bé thích thú ngồi vào bàn ăn bạn hãy hoạt náo bàn ăn với những món ăn được trang trí thật ngộ nghĩnh và sinh động nhé! Bánh mỳ gối là món ăn rất dễ tạo hình, từ một lát bánh vuông tẻ nhạt, mẹ chỉ cần sáng tạo vài đường dao là sẽ có ngay một món ăn hấp dẫn giàu dinh dưỡng cho con, đặc biệt là tạo hình các bạn động vật. Mẹ nên cắt phần vỏ bánh để làm các họa tiết nhỏ trang trí như mắt, mũi, tai, tay, chân…, còn phần ruột trắng thì để tạo hình các phần cơ thể khác của con vật.

NHỮNG MẸO CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ BIẾNG ĂN


Làm cơm nắm


Thay bằng việc cho con ăn cơm bằng thìa nhàm chán, mẹ có thể biến tấu cơm thành các con vật ngộ nghĩnh bằng cơm nắm. Ba mẹ có thể lựa chọn vài bộ khuôn là những hình mà bé yêu thích như mèo Kitty, hình thỏ, hình bướm, hay hình ô tô, máy bay… để làm cho bé món cơm nắm rất dễ ăn này.

NHỮNG MẸO CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ BIẾNG ĂN



Cầu vồng trái cây



Không phải lúc nào lũ trẻ cũng hào hứng với việc ăn rau củ và trái cây, hơn nữa, chúng sẽ chỉ thích thú với một loại trái cây nhất định nào đó trong khi việc ăn phong phú các loại rau củ, trái cây màu sắc khác nhau rất tốt cho sức khỏe của trẻ vì bổ sung đa dạng được các loại vitamin.

NHỮNG MẸO CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ BIẾNG ĂN


Một “chiêu” nho nhỏ và hãy cắt hoa quả và sắp xếp thành những hình khối thú vị, đặc trưng nhất là hình cầu vồng để bé thêm hứng thú và cũng học thêm được nhiều điều qua bữa ăn của mình. Đơn giản hơn, ba mẹ có thể dùng que xiên hoa quả thành xiên và xếp gọn gàng cạnh nhau cũng tuyệt!



XEM THÊM:  Nhac quang cao sua vinamilk

Read more…

CHẶNG ĐƯỜNG TẠO SỞ THÍCH CHO BÉ VỀ RAU QUẢ

21:06 |

CHẶNG ĐƯỜNG TẠO SỞ THÍCH CHO BÉ VỀ RAU QUẢ




Chặng đường cho bé yêu rau quả

Rau xanh và trái cây là nguồn thực phẩm quý giá đối với cơ thể trẻ. Dù ở giai đoạn nào của cuộc sống thì rau xanh và hoa quả cũng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Để trẻ yêu thích rau quả mẹ hãy cũng theo dõi chặng đường cung cấp rau quả cho bé nhé!





Khi bé trong bụng mẹ

Mẹ có biết chế độ ăn của mẹ chính là nơi cung cấp rau quả cho cơ thể bé. Thông qua nước ối, bé cũng sẽ “nếm” được những gì mẹ ăn từ đó hình thành thói quen và sở thích của bé. Vì vậy, để bé dễ dàng chấp nhận rau củ quả sau này, ngay từ khi mang thai mẹ nên cố gắng ăn đa dạng các loại rau, để giúp bé có một khởi đầu thuận lợi trong việc kết bạn cùng rau củ quả nhé.


Khi bé bú mẹ

Trong thời kì bé bú mẹ thì mẹ càng chú trọng hơn đến chế độ ăn uống của mình. Bởi bé sẽ hấp thụ dinh dưỡng rau quả qua chính nguồn sữa của mẹ mỗi ngày. Sữa mẹ có mùi vị thức ăn mà mẹ đã hấp thụ trong thời gian bé bú mẹ.
Việc bú sữa mẹ giúp trẻ nhớ lại mùi vị đã từng được nếm khi còn là bào thai, lại vừa giúp trẻ làm quen với hương vị rau củ quả mới. Thói quen ăn rau củ quả cũng từ đó mà hình thành tốt hơn.

Khi bé ăn dặm

Giai đoạn quan trọng để hình thành thói quen ăn uống của trẻ là đây, những thức ăn trẻ ăn được ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến thói quen về sau.

Một số lưu ý dành cho mẹ:

– Cho bé tập ăn 1 loại rau củ và trái cây cùng 1 lúc để bé tập làm quen với từng loại rau củ quả khác nhau.
– Có thể lần đầu bé ăn được ít hoặc không thích, mẹ nên kiên nhẫn và tiếp tục cho bé ăn. Vì bé có thể từ chối 6 – 8 lần trước khi chấp nhận một loại thức ăn mới.
– Khi đã quen, mẹ nên cho bé ăn đa dạng các loại rau củ quả khác nhau, càng làm quen với nhiều loại, khả năng thích ứng của bé sau này càng cao.
Điều quan trọng trong giai đoạn này là ba mẹ phải làm gương cho bé. Bé đã bắt đầu quan sát và bắt chước người lớn mọi thứ, ngay cả trong việc ăn uống. Vì thế, ba mẹ hãy có thái độ tích cực với rau củ quả, để bé thấy được việc ăn rau củ quả là một điều tự nhiên.
Nếu bé khó ăn, đừng la mắng, dọa nạt hay thúc ép gì con cả. Hãy nhẹ nhàng giải thích và ăn cùng bé xem sao mẹ nhé!



XEM THÊM: Quảng cáo cho bé ăn ngon
Read more…

Ba mẹ cần tránh những nguyên nhân gây viêm phổi cho bé vào mùa hè

23:40 |

Ba mẹ cần tránh những nguyên nhân gây viêm phổi cho bé vào mùa hè


Ba mẹ hay cho con ăn đồ ăn lạnh, uống nước lạnh…vào mùa hè nóng nực sẽ làm bé bị viêm họng. Viêm họng có thể gây biến chứng viêm phổi nguy hiểm. Do đó, mẹ cần tránh đồ lạnh cho con vào mùa hè.

Những nguyên nhân khác có thể gây viêm phổi cho bé vào mùa hè mà mẹ cần lưu ý:

– Tránh lạm dụng điều hòa nhiệt độ: Nhiều bà mẹ chọn giải pháp là cho con nằm trong phòng có điều hòa khi trời nắng. Việc sử dụng điều hòa không hợp lý, không có khoa học có thể làm bé mắc bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi…

Ba mẹ cần tránh những nguyên nhân gây viêm phổi cho bé vào mùa hè

Bé nằm điều hòa liên tục 4 tiếng trở lên, theo các nghiên cứu khoa học cho thấy bé dễ bị viêm da, viêm họng do da và họng bị khô. Ngoài ra, bé đang ở trong phòng điều hòa lạnh rồi ra ngoài nắng nóng đột ngột sẽ làm bé bị viêm đường hô hấp, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản.

– Mẹ cần chú ý thay quần áo khi bé đổ mồ hôi nhiều: Mùa hè nắng, bé vận động nhiều dẫn tới ra nhiều mồ hôi. Cha mẹ không thay quần áo hay lau mồ hôi cho bé sẽ làm bé bị nhiễm lạnh do thấm mồ hôi ngược, gây viêm hô hấp, viêm phổi.

– Mẹ không nên cho bé đi hồ bơi quá nhiều, nhất là bé dưới 5 tuổi: Bé đi hồ bơi nhiều có thể bị bệnh về da, bệnh về hô hấp, trong đó có viêm phổi.

Dấu hiệu sớm của viêm phổi

Viêm phổi có dấu hiệu ban đầu là viêm đường hô hấp với các triệu chứng, bé ho, đau họng, khò khè, kém ăn… Sau là các triệu chứng nặng như bé sốt cao, ho tăng lên, khó thở, thở nhanh, tím môi, tím đầu chi…

Bởi vậy, khi thấy bé có các dấu hiệu sốt, ho, kém ăn, hay quấy… mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

XEM THÊM: nhac quang cao cho be bieng an
Read more…

Ba mẹ cần có kế hoạch bảo quản quần áo cho bé ngày mưa

23:28 |

Ba mẹ cần có kế hoạch bảo quản quần áo cho bé ngày mưa


Tình trạng ẩm mốc và có mùi hôi trên quần áo của trẻ trong những ngày thời tiết thất thường, mưa phùn kéo dài. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ do đó ba mẹ cần có kế hoạch bảo quảng quần áo cho bé những ngày trời âm u.

Phơi quần áo ngay sau khi giặt

Cần phải điều chỉnh ngay thói quen của nhiều bà mẹ giặt đồ xong không phơi luôn hoặc để đồ ngấm nước mà không giặt luôn mà cho quần áo ngập lụt trong nhà tắm. Điều này dẫn đến tác nhân gây bệnh ngoài da cho trẻ. Bố mẹ cần phơi  ngay để hạn chế vi khuẩn, đồng thời giúp quần áo khô ráo, tránh ẩm mốc do quần áo trẻ sau khi giặt sạch vẫn có thể bị bám bẩn trở lại.

Ba mẹ cần có kế hoạch bảo quản quần áo cho bé ngày mưa


Phơi quần áo của bé dưới ánh nắng mặt trời

Cách nhanh nhất giúp quần áo bé mau khô là phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời, đồng thời tác động của nhiệt độ cao có thể giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có hại còn vương trên quần áo và bảo đảm an toàn cho trẻ khi mặc.

Dùng bột giặt chuyên dụng

Bố mẹ nên dùng bột giặt có độ tẩy an toàn, ít mùi thơm giặt quần áo cho trẻ. Nên tránh các loại có độ giặt tẩy mạnh có thể khiến quần áo bé bị cứng, khó mặc. Hơn nữa, thành phần hóa chất có trong các loại bột giặt này cũng có thể khiến làn da bé bị kích ứng.

Giặt thật sạch

Quần áo dính bột giặt rất nguy hại cho trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ cần phải đảm bảo rằng trước khi phơi quần áo của trẻ đã được giũ sạch bọt xà phòng và các chất nhớt do bột giặt tạo ra trong quá trình giặt. Hãy xả nhiều lần để quần áo của bé thật sự sạch sẽ.

Không sử dụng chất tẩy rửa

Bố mẹ không nên sử dụng chất tẩy rửa để nhằm mục đích tẩy sạch các vết bẩn do bé nôn, trớ hay do thức ăn gây ra trên quần áo của bé. Chất này có thể gây dị ứng cho làn da mỏng và yếu ớt của trẻ. Bố mẹ nên chà nhiều lần bằng bột giặt thường hay sử dụng các mẹo làm sạch quần áo có nguồn gốc tự nhiên như chanh, giấm, đường phèn…

Dùng máy sấy hoặc bàn là

Tác dụng nhiệt của máy sấy hoặc bàn là vừa giúp làm mềm quần áo, làm tan các nếp gấp, nhàu, đồng thời cũng có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, nhất là với quần áo của trẻ sơ sinh.

Bảo quản đúng cách

Để quần áo của trẻ ở một hu vực và đồ đựng chuyên biệt, không để lẫn với quần áo của người lớn. Điều này vừa giúp mẹ dễ dàng lấy đồ cho bé, đồng thời ngăn cản quá trình xâm lấn của vi khuẩn từ quần áo của các thành viên trong gia đình sang của bé. Bố mẹ cũng nên phân chia từng khu vực để đồ của bé như ngăn quần, áo, mũ, tất riêng biệt để việc chọn và thay cho bé được thuận tiện và dễ dàng. Bạn không để lẫn quần áo mới giặt và quần áo mới thay của trẻ.

XEM THÊM: quảng cáo cho bé ăn ngon
Read more…

Mẹ cần hiểu gì về thóp trên đầu của bé

19:57 |

Mẹ cần hiểu gì về thóp trên đầu của bé


Hai điểm mềm trên đầu của bé gọi là thóp. Chúng có thể khác nhau một chút về kích thước.

– Một cái ở phía sau của đầu thường là nhỏ hơn và có hình tam giác. Điểm này gọi là thóp sau.

– Cái còn lại, lớn hơn nằm ở trên đỉnh đầu, gọi là thóp trước. Thóp trước có hình kim cương hoặc hình cánh diều.

Khi chào đời, xương đầu của bé tương đối mềm và được kết nối bởi các mô. Bởi vì, khi bé “chui” ra từ mẹ, đầu bé có thể thay đổi hình dạng do các xương đầu ép sát với nhau. Điều này giúp bé “ra ngoài” cho dù “cánh cửa” rất nhỏ. Đầu lại là một trong những phần lớn nhất trên người bé, vì thế, để “lọt” ra ngoài, đòi hỏi đầu của bé phải rất mềm và linh hoạt. Cuối cùng, khi xương đầu kết nối với nhau là thời điểm đóng lại của thóp.

Mẹ cần hiểu gì về thóp trên đầu của bé


Nói thóp là điểm mềm nhưng thực sự chúng được bảo vệ bởi một lớp màng rất dày, cho tới khi các xương nối lại với nhau, làm liền thóp (thường là cho tới khi bé được 2 tuổi).

Thóp trước dễ dàng nhận biết hơn vì mẹ có thể nhìn thấy thỉnh thoảng, thóp phập phồng. Thóp phồng lên rồi lõm xuống hoặc nhấp nhô như sóng lượn trong giây lát trước khi chuyển về trạng thái bình thường là mối lo lắng cho nhiều cha mẹ. Phần lớn các trường hợp này được coi là bình thường. Nguyên nhân đơn giản là do lưu lượng máu chảy qua khu vực này. Sự di chuyển của máu có thể nhìn thấy rõ trên thóp của bé vì điểm này khá mềm, do các xương sọ chưa nối khít lại với nhau (thóp chưa kín).

Thóp phồng hoặc lõm cũng có thể cảnh báo một vài triệu chứng ở bé mà cha mẹ nên quan tâm. Nó có thể là dấu hiệu của một loại bệnh hoặc bị mất nước, đặc biệt nếu bé có kèm theo những triệu chứng bệnh khác. Thóp trũng có thể là dấu hiệu mất nước; thóp phồng có thể là dấu hiệu của viêm màng não.

Vai trò của thóp

Thóp cho phép hộp sọ của bé linh hoạt trong quá trình sinh nở. Thóp còn tạo không gian cho não bé phát triển như người trưởng thành.

Kích cỡ mỗi thóp khi chào đời

Thóp trước có kích cỡ khoảng 2,5cm. Thóp sau chỉ đủ lớn để lọt một cái móng tay, khoảng 0,6cm. Kích thước thóp khác nhau với từng bé. Nhưng cũng có kích thước trung bình. Nếu thóp nhỏ (lớn) hơn kích thước trung bình thì bé cần được đưa đi kiểm tra.

Thời điểm liền của thóp

Thóp sẽ được kéo căng ra trong vòng 2-3 tháng đầu tiên (thời điểm não phát triển rất nhanh). Sau khoảng thời gian này, thóp bắt đầu liền lại. Thóp sau sẽ liền sớm hơn, khi bé được 2-4 tháng tuổi (do thóp sau nhỏ hơn thóp trước nên liền nhanh hơn). Thời điểm liền của thóp trước khá đa dạng. Thông thường, thóp trước sẽ liền khi bé được khoảng 18-24 tháng tuổi nhưng cũng có trường hợp liền sớm hơn, khoảng 9-12 tháng tuổi.

Cho đến khi liền, thóp của bé luôn có dạng bẹp nhưng không phải trũng hoặc phồng ra.

Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết thóp của bé có cần chế độ chăm sóc đặc biệt không? Các chuyên gia khẳng định, thóp được bảo vệ bởi nhiều màng dai, dày, khiến cho đầu bé rất linh hoạt. Do đó, những va chạm nhẹ nhàng như đội mũ, gội đầu… không gây ảnh hưởng đến thóp. Tránh đặt vật nặng hoặc dùng tay ấn mạnh vào thóp của con.

Khi thóp đóng muộn hoặc không đóng: Thóp không đóng là dấu hiệu bất thường. Nó có thể do suy giáp (thấp tuyến giáp cấp). Nếu bạn vẫn thấy các thóp của bé mở sau một năm thì có thể nguy hiểm. Thóp đóng khớp với sự phát triển của xương.

Khi thóp đóng sớm (chứng Craniosynostosis): Đây là tình trạng đóng sớm của thóp, xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/2500 bé, bé trai nhiều hơn bé gái. Triệu chứng là đầu bị lệch kèm khuôn mặt không đối xứng.

XEM THÊM: quang cao cho be cuoi hay nhat 
Read more…

Các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển chiều cao tối đa

19:48 |

Các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển chiều cao tối đa


Dinh dưỡng là một trong những yếu tố có tính quyết định đến chiều cao của trẻ. Những dưỡng chất quan trọng dưới đây cần bổ sung hàng ngày giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao.

1. Bổ sung đủ canxi

Một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể là canxi. Chúng không chỉ là là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, mà còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, quá trình đông máu và co giãn tế bào cơ.

Canxi giúp trẻ em hình thành và phát triển hệ xương, răng, quyết định sự phát triển bình thường, sự chắc khỏe của xương và răng. Nếu lượng dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đủ canxi vào cơ thể, cơ thể sẽ phải lấy canxi từ xương.

Các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển chiều cao tối đa


Thiếu hụt canxi trong xương sẽ dẫn đến chất lượng xương không tốt, từ đó, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của chúng cũng không tốt. Chất dinh dưỡng và canxi trong xương không đủ để nuôi dưỡng khiến xương không thể phát huy hết chiều cao. Nếu nặng hơn, xương còn có thể bị biến dạng, cong cột sống, lùn…

Vì vậy, bạn cần cung cấp đủ canxi trong các bữa ăn hàng ngày cho trẻ để trẻ phát triển chiều cao tối đa. Các thực phẩm có hàm lượng canxi cao hàng đầu là từ thủy hải sản như tôm, cua, ốc, các loại sữa và chế phẩm sữa. Ngoài ra, sản phẩm từ sữa, trứng gà, các loại đậu phụ và các chế phẩm từ đậu, tương vừng, bí đỏ, vitamin C, vitamin D…

2. Bổ sung protein

Các loại thực phẩm giàu protein (chất đạm) đều có lợi cho cơ bắp và xương. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ protein thì sẽ ngừng tăng trưởng, sụt cân, hệ tiêu hóa kém, sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao. Protein còn làm tăng độ kết dính của xương, giúp xương dẻo dai hơn.

Đối với trẻ em, để phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển chiều cao, hàm lượng protein cần bổ sung là rất lớn. Các thực phẩm cần bổ sung gồm: thịt gà, thịt bò, thịt hải sản, trứng gà, sữa bò, đậu phụ.

3. Bổ sung sắt, kẽm, đồng

Trẻ em bị thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, gây thiếu dinh dưỡng, thiếu máu. Sắt có vai trò quan trọng cho việc tạo máu, chống thiếu máu, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Đồng là chất xúc tác giúp hình thành hồng cầu.

Thiếu máu khiến cơ thể giảm sức đề kháng, biếng ăn, suy dinh dưỡng,…. Chính vì vậy, thiếu máu thiếu sắt sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ. Các thực phẩm có hàm lượng sắt phong phú: gan và các nội tạng của động vật, thịt bò, thịt dê, cá, đậu đỗ, rau chân vịt, rau dền, cải xoong, cải xoăn…

XEM THÊM: quang cao cho be moi nhat
Read more…

Giúp bé phát triển tính cách qua thói quen ăn uống

19:38 |

Ba mẹ giúp bé phát triển tính cách qua thói quen ăn uống


Cơ thể phát triển khá hoàn thiện từ 6 – 11 tuổi nên trẻ có thể ăn uống theo ý mình hơn. Đây là thời kỳ trẻ tập thói quen và hình thành tính cách. Vì vậy đây chính là lúc thích hợp để ba mẹ giúp trẻ phát triển tính cách qua thói quen ăn uống hàng ngày.

1. Tính trách nhiệm

Càng lớn, trẻ sẽ càng tự giác hơn trong việc lựa chọn đồ chúng ăn. Vì vậy tập cho trẻ thói quen “phân công trách nhiệm” trong việc ăn uống. 

Trách nhiệm của bố mẹ: Bố mẹ có trách nhiệm lựa chọn loại thực phẩm, đồ uống nào có thể xuất hiện ở trong nhà, loại thực phẩm nào được khuyến khích hoặc hạn chế cho các bữa ăn vặt và món ăn nào phục vụ cho bữa ăn gia đình.

Trách nhiệm của con: Trẻ có trách nhiệm xác định bản thân có ăn hay không và ăn bao nhiêu. Với trẻ ở độ tuổi đến trường, chúng có thể tự quyết định sẽ ăn gì vào bữa ăn phụ và bữa ăn chính ở trường hoặc ở nhà bạn bè chúng.

Tập cho bé tinh thần trách nhiệm qua các bữa ăn hàng ngày

Ba mẹ giúp bé phát triển tính cách qua thói quen ăn uống


2. Ăn đúng nơi, đúng chỗ

Khi ở nhà, tập cho trẻ thói quen ăn vặt và ăn bữa chính ở trong phòng bếp, hoặc trên bàn ăn, hạn chế việc trẻ mang đồ ăn vào phòng khác hoặc ăn khi xem tivi.

3. Dành thời gian cho gia đình

Dù bận rộn nhưng ba mẹ cố gắng dành thời gian cho các bữa ăn gia đình và tạo không khí vui vẻ khi ăn uống. Tắt tivi để cả gia đình có thể thưởng thức bữa ăn trọn vẹn cùng nhau.

4. Trân trọng những gì mình có

Mẹ tuyệt đối không chuẩn bị các món ăn mà bé “order” gấp khi bé từ chối ăn món mà bạn chuẩn bị cho cả gia đình.

5. Ham muốn tìm tòi, học hỏi

Mẹ chuẩn bị các món mới cho gia đình và khuyến khích bé thử chúng. Mẹ có thể rủ bé cùng đi chợ, lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ quả mới. Để có hiệu quả hơn, mẹ chỉ cần thêm các món mới như một món ăn thêm trong bữa ăn gia đình.

6. Giúp đỡ ba mẹ

Mẹ nên đề nghị trẻ giúp mẹ một số việc nhỏ trong bếp, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Mẹ hãy nhớ rằng đọc cách chế biến hoặc đo lường các thành phần là bài thực hành các kỹ năng toán và đọc rất tốt cho bé. Mẹ có thể dạy bé cách làm một số món ăn vặt đơn giản từ sữa và ngũ cốc…

7. Coi trọng bữa sáng

Hãy giúp trẻ bắt đầu ngày mới với bữa sáng khỏe mạnh từ ít nhất 3 nhóm thực phảm chính. Nếu trẻ không đói vào bữa sáng, có thể là do thói quen ăn nhiều thức ăn có lượng calo cao vào bữa vặt buổi tối thì mẹ hãy khuyến khích trẻ ăn ít hơn vào buổi tối và tăng sự ngon miệng vào bữa sáng. Một số thực phẩm cho bữa sáng khỏe như:

Ngũ cốc ăn liền với sữa ít béo và hoa quả tươi, sấy hoặc hoa quả đông lạnh.

Đậu phộng bơ, chuối hoặc táo với lát bánh mỳ nướng và sữa ít béo.

Bột yến mạch ăn liền, hoa quả, sữa ít béo…

8. Biết mình muốn gì

Giúp trẻ tự quyết định xem liệu rằng trẻ đang đói, no hay khát hay cảm thấy vui vẻ, buồn, tức giận… Đừng sử dụng thức ăn để đối phó với cảm xúc của trẻ.

9. Học theo tấm gương tốt

Không chỉ trong việc ăn uống mà mọi việc trong cuộc sống, trẻ em rất cần nhìn vào các tấm gương tốt và học hỏi. Nếu ba mẹ tỏ ra ngon miệng và hào hứng với bữa ăn, thử món mới và cư xử lịch sự trên bàn ăn, thực hành thói quen ăn uống khỏe mạnh, trẻ sẽ học được những điều đó.

10.  Luôn chăm sóc sức khỏe ăn uống

Mẹ hãy trở thành người ủng hộ cho các bữa ăn khỏe mạnh cả ở trường và ở nhà, trong các chương trình chăm sóc trẻ và các hoạt động ngoại khóa thú vị. Vì đó là cách để bé coi trọng việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất.

XEM THÊM: quang cao cho be hay nhat
Read more…

Mách ba mẹ cách lựa chọn sản phẩm dưỡng da cho bé

23:58 |

Mách ba mẹ cách lựa chọn sản phẩm dưỡng da cho bé


Đặc biệt là trong thời tiết khô lạnh của mùa đông làn da của bé rất nhạy cảm. Da của con thường bị khô và nẻ. Sau đây là 5 bước lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé, đặc biệt là vào mùa đông, để giúp ba mẹ bảo vệ em bé khỏi các kích ứng da không đáng có.

Có 5 bước lựa chọn, giúp mẹ có thể tìm thấy một sản phẩm có khả năng bảo vệ con yêu khỏi các bệnh lý về da trong mùa đông.

Bước 1: Xác định mục đích sử dụng

Trước tiên, mẹ cần nghiên cứu mục đích lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé. Mẹ dùng sản phẩm đó để giữ ẩm, chống nắng, chống côn trùng hay hăm tã? Trong trường hợp này, mẹ muốn lựa chọn một loại để dưỡng ẩm cho làn da bé vào mùa đông.

Mách ba mẹ cách lựa chọn sản phẩm dưỡng da cho bé


Bước 2: Phân loại nhóm sản phẩm dưỡng da cho bé theo độ tuổi

Mẹ luôn luôn lựa chọn các sản phẩm dưỡng da thân thiện với làn da của em bé. Vì trẻ sơ sinh có làn da mỏng và rất nhạy cảm nên các loại kem dưỡng cũng khác với người lớn. Thành phần của nó không chứa các loại hóa chất làm trắng, gây bào mòn hay kích ứng da mạnh mẽ. Thậm chí, trẻ ở các độ tuổi khác nhau cũng có các sản phẩm dành riêng khác nhau. Mẹ cần căn cứ vào độ tuổi của con yêu để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Bước 3: Tìm hiểu thành phần trong sản phẩm dưỡng da cho bé

Mẹ luôn luôn ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, phù hợp với làn da em bé. Ba mẹ đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng bên trong sản phẩm. Nhà sản xuất và nhà phân phối luôn cung cấp đầy đủ thành phần và hướng dẫn sử dụng ở đây.

Ba mẹ lựa chọn sản phẩm dưỡng da an toàn để bảo vệ làn da mịn màng của bé

Bước 4: Loại bỏ sản phẩm dưỡng da cho bé có mùi hương

Mẹ cần hiểu rằng mọi hương liệu đều là không thích hợp cho làn da của em bé. Tuy nhiên, rất nhiều các loại kem tự nhiên dành cho em bé có thành phần là hương liệu được chiết xuất từ thực vật hoặc tinh dầu.

Song để hương liệu được lưu giữ dài lâu thì các thành phần bảo quản là không thể thiếu, bất chấp một số tác hại cho cơ thể của bé. Vì vậy, mẹ sử dụng các sản phẩm không có thành phần hương liệu để chăm sóc da cho em bé.

Bước 5: Không lạm dụng kem dưỡng ẩm cho bé

Ba mẹ không nên sử dụng quá nhiều loại kem dưỡng ẩm cùng một lúc cho cơ thể của em bé. Thậm chí, sự kết hợp không đúng còn khiến em bé dễ bị dị ứng, eczema hoặc viêm da. Nếu em bé có các triệu chứng phát ban kéo dài hoặc lở loét mẹ hãy nhanh chóng liên hệ với bác sỹ nhi khoa để được trợ giúp.

Read more…

Những điều mẹ cần biết thay răng sữa ở trẻ em

23:51 |

Những điều mẹ cần biết thay răng sữa ở trẻ em


Dấu hiệu cuối cùng để chứng tỏ bé đã trưởng thành hơn là thay chiếc răng đầu tiên. Trẻ cũng rất hứng thú hỏi bạn cùng lớp mình đã thay và mọc được bao nhiêu chiếc răng và không ngần ngại nói chuyện về những chiếc răng.

Hiện tượng thay răng sửa ở trẻ

Thông thường cứ chiếc răng nào mọc đầu tiên sẽ thay đầu tiên. Hai chiếc răng cửa hàm dưới thường được thay trước, tiếp đến là hai chiếc răng cửa trên, rồi lần lượt các chiếc tiếp theo mọc.
Hầu hết trẻ từ 5 – 6 tuổi bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên, nhưng cũng có trẻ thay răng từ khi 4 tuổi hoặc 8 tuổi.

Những điều mẹ cần biết thay răng sữa ở trẻ em


Nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách

Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn trong khoảng thời gian răng lung lay rồi mới rụng. Chính vì thế khi thấy chiếc răng đầu tiên của con lung lay, cha mẹ cần động viên con làm cho răng lung lay nhiều hơn để có thể nhanh rụng.

Tuy nhiên cần lưu ý tuyệt đối không nên dùng chỉ để nhổ răng cho bé. Có không ít bà mẹ, ông bố áp dụng phương pháp nhổ răng bằng cách buộc chỉ hay tự lấy tay nhổ. Việc làm này sẽ dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng bé sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay bé hay mẹ sẽ dễ xâm nhập vào vết thương này, khả năng gây ra tình trạng nhiễm trùng rất cao, đặc biệt là nhiễm khuẩn uốn ván rất cao, Ngoài ra, nếu bé có một số bệnh về máu như bệnh máu không đông… thì rất dễ sinh ra tai biến rất nguy hiểm từ việc tự nhổ răng lung lay.

Xử lý răng rụng an toàn nhất cho trẻ khi trẻ thay răng?

– Cách an toàn nhất và ít gây chấn thương tâm lý nhất cho trẻ là bạn nên loại bỏ một răng sắp rụng cho con một cách nhẹ nhàng bằng cách lung lay nó với ngón tay hoặc hướng dẫn trẻ tự sử dụng đầu lưỡi để đưa đẩy và đùn răng.

– Khi răng trẻ có hiện tượng sắp rụng, nó sẽ dễ dàng bị nhấc ra khỏi miệng trẻ chỉ với ít máu hoặc thậm chí không bị chảy máu hoặc không gây đau đớn cho trẻ.

– Nếu răng của con bạn đã rất lỏng lẻo và con bạn muốn bạn loại bỏ giúp thì bạn hãy sử dụng một miếng gạc sạch và nhanh chóng xoay nó để loại bỏ răng một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

– Nếu khi xem xét răng miệng cho con, bạn thấy một chiếc răng đã bắt đầu lung lay nhưng chưa nới lỏng đủ để nhổ thì bạn có thể đưa con đến nha sĩ loại bỏ chiếc răng đấy nếu thấy cần thiết.

Xử lý khi răng rụng do chấn thương

– Một chiếc răng của trẻ cũng có thể bị lung lay sau một tai nạn hoặc thương tích nhẹ nào đó. Trong một số trường hợp, các nha sĩ có thể đặt lại vị trí và ổn định răng cho trẻ.

– Nếu bạn nhận thấy con bạn có một chiếc răng lỏng lẻo sau khi bị một chấn thương miệng thì nên cho con đến nha sĩ để được giúp đỡ. Tất nhiên khi rụng răng quá sớm, nó có thể làm cho răng vĩnh viễn của trẻ mọc khấp khểnh.

Chăm sóc sau nhổ răng sữa

Mặc dù trẻ không muốn ăn vì chiếc răng lung lay hay vừa nhổ thì vẫn luôn phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ khó nhai, hãy cho trẻ ăn cháo hoặc các món súp, uống nước hoa quả hoặc ăn các thực phẩm mềm khác. Việc đánh răng hai lần mỗi ngày vẫn phải duy trì đều đặn.


XEM THÊM: nhac quang cao cho be bieng an
Read more…

Những biện pháp khắc phục vết thâm và sẹo do muỗi đốt

23:45 |

Những biện pháp khắc phục vết thâm và sẹo do muỗi đốt


Khí hậu thất thường, ẩm ướt vào những ngày mưa xuân,  nhiều trẻ thường bị muỗi hay côn trùng đốt. Vết muỗi đốt ban đầu thường kích ứng và mẩn đỏ, sau đó có thể để lại vết thâm và sẹo. Sau đây là những biện pháp khắc phục vết thâm và sẹo do muỗi đốt để lại.

1. Nước chanh: 

Thoa nước chanh vắt từ quả chanh tươi vào các nốt màu thâm đen khi bị muỗi đốt và massage vào cùng da bị vết thâm do muỗi đốt của bạn. Những vitamin C có trong chanh sẽ giúp tẩy trắng da tự nhiên, giúp da mọc lại và chữa lành vết sẹo một cách nhanh chóng, chỉ sau 2- 3 tuần áp dụng những nốt muỗi đốt sẽ trở lên sáng hơn.

Những biện pháp khắc phục vết thâm và sẹo do muỗi đốt


2. Nước ép cà chua và đu đủ: 

Để điều trị vết thâm và sẹo do bị muỗi đốt, bạn có thể sử dụng nước ép cà chua và đu đủ để giúp loại bỏ chúng.

Bạn chỉ cần chà nước ép cà chua và đu đủ vào các vết thâm và sẹo do muỗi đốt và để chúng lưu lại trên da khoảng 10 phút và rửa sạch.

Để cho kết quả tốt nhất, tôi khuyến cáo các chị em hãy áp dụng biện pháp này 2 lần/ ngày cho đến khi các vết thâm biến mất nhé. Ngoài ra, làn da của bạn cũng sẽ sáng lên trông thấy.

3. Bơ, sữa chua:

Cũng có thể là một biện pháp điều trị vết thâm và sẹo do muỗi cắn tự nhiên.

Để điều trị các vết thâm và sẹo do muỗi đốt cho bé, mẹ bé hãy thử áp dụng 5 mẹo đơn giản sau nhé.
Áp dụng một miếng bông nhúng bơ và sữa chua để thoa chúng vào những vết thâm hoặc sẹo. Các axit lactic có trong bơ và sữa chua sẽ làm việc như một loại kem tẩy tế bào chết tự nhiên và nhẹ nhàng giúp khắc phục các vết sẹo thâm xuất hiện sáng màu và mịn màng hơn.

4. Chà khoai tây: 

Một biện pháp tự nhiên khác chị em có thể áp dụng khi con bị muỗi cắn là chà xát một vài lát mỏng khoai tây sống trên làn da của con cũng sẽ giúp làm sáng hơn vùng da thâm và nhiều sẹo này.

Bạn cũng có thể nghiền một củ khoai tây và để trong tủ lạnh, Sau đó thêm một chút nước cốt chanh tươi và áp dụng thoa nước khoai tây bằng một miếng bông và rửa sạch sau 15 phút. Khoai tây có chứa các enzym rất hữu ích trong việc mờ dần các vết sẹo tối màu.

5. Vitamin E, dầu tầm xuân hoặc bơ ca cao, gel lô hội: 

Một biện pháp đơn giản hơn nữa là mẹ bé có thể sử dụng tinh dầu nguyên chất Vitamin E, dầu tầm xuân hoặc bơ ca cao, gel lô hội và áp dụng trực tiếp vào những vết thâm cho bé khi bị muỗi đốt cũng sẽ làm giảm sẹo, giúp mờ dần dấu vết muỗi cắn. Bên cạnh đó chúng còn rất tốt để làm mềm và giữ ẩm làn da của bé nhà bạn nữa cơ.


XEM THÊM: quảng cáo cho bé ăn ngon 
Read more…

Những điều mẹ cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

21:06 |

Những điều mẹ cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh


Trẻ sơ sinh chưa có nhịp sinh học như người lớn do đó không phân biệt được ngày và đêm. Trẻ mới sinh sẽ khó ngủ vào ban đêm nếu ngủ nhiều vào ban ngày. Trẻ bú mẹ cũng ngủ ít hơn trẻ bú bình vì mau đói hơn. Để tập cho bé ngủ ngoan vào ban đêm, các mẹ cần phải cho bé ngủ ít vào ban ngày, đừng bế trẻ trên tay suốt giấc ngủ nếu không bé sẽ quen.

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản… có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Những điều mẹ cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh


Các giai đoạn của giấc ngủ trẻ sơ sinh

Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ:

Giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement : cử động mắt nhanh)

Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớnvà người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn.

Giấc ngủ chậm (Non-REM – Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh):

Có 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.

Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è”

Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động

Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động

Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM. Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu, trẻ có thể thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.

Trẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào?

Trẻ sơ sinh cũng có nhiều kiểu tỉnh giấc khác nhau. Nếu trẻ sơ sinh thức giấc vào cuối của chu kỳ ngủ thì trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn tỉnh giấc yên lặng. Trong giai đoạn này, trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được môi trường xung quanh. Trong giai đoạn tỉnh giấc yên lặng, trẻ có thể nhìn mọi vật hay nhìn chăm chú vào một vật và đáp ứng với âm thanh và động chạm. Giai đoạn này thường sẽ chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc hoạt động. Trong giai đoạn này, trẻ cũng chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh nhưng có cử động. Sau giai đoạn này là giai đoạn khóc. Bé cử động nhiều hơn và có thể khóc lớn. Bé có thể bị tăng kích thích trong giai đoạn khóc này. Bạn phải làm bé dịu đi bằng cách ôm bé sát vào người hay quấn bé trong một cái khăn/mền.

Tốt nhất là bạn cho bé bú trước khi bé bước sang giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, bé có thể quá “cáu” (quá khó chịu) nên không chịu bú. Đối với trẻ sơ sinh, khóc là dấu hiệu cuối cùng của đói bụng, sau khi bé đã làm một số dấu hiệu như tìm vú, đưa tay vào miệng…
Read more…

Bất ngờ xung quanh căn bệnh Tự kỷ ở trẻ em

20:56 |

Bất ngờ xung quanh căn bệnh Tự kỷ ở trẻ em


Tự kỷ hay được gọi là rối loạn tự kỷ, là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời. Người mắc chứng tử kỷ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác, do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế.

Đây là nỗi ám ảnh kinh hoàng của bất kỳ ông bố, bà mẹ nào có con mắc bệnh tự kỷ. Để chữa tận gốc bệnh tự kỷ không tốn kém tiền bạc đòi hỏi tính kiến nhẫn và sự đầu tư tâm lý của gia đình. Xung quanh căn bệnh  này còn nhiều điều bất ngờ không hẳn ai cũng biết đến.

Sự thật về bệnh tự kỷ ở trẻ em

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có biểu hiện không giống nhau. Nếu bạn quan niệm những đứa trẻ tự kỷ đều ít nói, không chịu giao tiếp với mọi người xung quanh, thì bạn đã hiểu sai về căn bệnh này. Một số trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ thích nói nhiều, có trẻ lại im lặng, một số trẻ gặp rắc rối về vấn đề cảm giác, số khác lại không thể kiểm soát được giấc ngủ…

Bất ngờ xung quanh căn bệnh Tự kỷ ở trẻ em

Hầu hết trẻ phát bệnh tự kỷ đều được 3 tuổi. Trên thực tế, không có cách thức nào cụ thể trong y học để chuẩn đoán trẻ bị tự ký hay không. Các bác sỹ cũng chỉ phỏng đoán dựa trên phản ứng và khả năng của trẻ. Những dấu hiệu đầu tiên của trẻ tự kỷ thường xuất hiện khi bé bước qua tuổi thứ 2. Khi đó, trẻ cũng không có nhiều biểu hiện bất thường, mà chỉ thiếu hụt một số kỹ năng như chậm nói, không biết cầm nắm, không thể nhận diện người thân…

Khi con cái mắc bệnh tự kỷ, bậc phụ huynh luôn mong muốn chữa khỏi cho con hoàn toàn, tuy nhiên, tỷ lệ này là rất ít. Tất cả các biện pháp chữa bệnh tự kỷ cho trẻ mới dừng lại ở mức độ kinh nghiệm và trị liệu tinh thần. Điều này chỉ có tác dụng làm giảm mức độ tự kỷ ở trẻ. Bệnh tự kỷ thường theo trẻ đến hết đời, nhưng biểu hiện ngày càng ít đi khi bé trưởng thành, hình thành các kỹ năng trong cuộc sống.

Bố mẹ sẽ là người gánh hết trách nhiệm về nguyên nhân dẫn đến con cái bị tự kỷ. Bởi lẽ, mọi người đều quan niệm đó là do bố mẹ ít nói chuyện với con, cho con xem ti vi quá nhiều, sử dụng máy tính ngoài kiểm soát… Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ chủ yếu phụ thuộc vào gen.

Một sự thật bất ngờ khác về trẻ tự kỷ là chúng thường có đầu lớn hơn ngay từ khi mới chào đời so với những đứa trẻ cùng cân nặng khác. Trẻ tự kỷ thường có đầu và não lớn hơn rõ rệt so với bạn bè khi đạt 6 đến 14 tháng tuổi.

Làm sao khi có con bị tự kỷ?

Phát hiện sớm là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc trị liệu trẻ mắc chứng tự kỷ, vì khi được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ sẽ được trợ giúp để phát triển ngay các kỹ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức. Việc can thiệp cho trẻ tự kỷ, bố mẹ phải chú ý tới những yếu tố sau: luyện tập, giáo dục cho trẻ các kỹ năng sống và kỹ năng tự phục vụ bản thân, hướng dẫn, tư vấn để hỗ trợ trẻ.

Bệnh tự kỷ là căn bệnh rất khó chữa, tuy nhiên, trẻ từ 18-36 tháng tuổi nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị thì có khoảng 30% khả năng trẻ sẽ trở lại bình thường, có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. Qúa độ tuổi này, việc can thiệp sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Vậy nên, sự kiên trì trong quá trình chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em là yếu tố tiên quyết mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ.


XEM THÊM: quang cao cho be moi nhat 
Read more…

6 điều không để sinh con khỏe mạnh

23:36 |

6 điều không để sinh con khỏe mạnh


Muốn sinh một em bé thông minh và khỏe mạnh thì bên cạnh việc chuẩn bị thật tốt vấn đề về sức khỏe, bạn cần phải cố gắng tránh những điều sau:

1. Không gặp các vấn đề tâm lý

Một khi các trạng thái tâm thần như lo âu, trầm cảm, stress, buồn bã kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể như thai nhi có nguy cơ tăng động, dễ làm thiếu oxy máu của thai, tự kỷ, chậm nói và đứa trẻ có thể bị đồng tính. Đặc biệt trầm cảm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng là sảy thai.

6 điều không để sinh con khỏe mạnh


2. Không mang thai trong tuần trăng mật

Đám cưới là một quá trình bận rộn, mệt mỏi, trước và sau đám cưới, cả hai vợ chồng gần như cạn kiệt năng lượng, thể chất cũng quá tải làm giảm chất lượng tinh trùng và trứng. Vì thế có thai trong thời điểm này dễ khiến thai bị yếu ớt, nhẹ cân và thậm chí bệnh tật.

3. Không mang thai khi tuổi quá cao

Lứa tuổi sinh con đẹp nhất của người phụ nữ là từ khoảng 22 đến trước 30 tuổi, và tốt nhất là không nên sinh con sau tuổi 35. Những phụ nữ trên tuổi 35 mang thai dễ gây ra các dị tật thai nhi, vì lúc này trứng đã vào thời kỳ lão hóa, chất lượng không còn tốt và khỏe mạnh như trước nữa. Do đó, càng lớn tuổi, phụ nữ càng có nguy cơ sinh con bị dị tật hoặc sảy thai.

4. Không tiếp xúc với phóng xạ và chất độc trước khi thụ thai

Các tế bào mầm rất nhạy cảm với tia X và các chất độc hại. Vì vậy, một tháng trước khi mang thai bạn cần tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với các chất phóng xạ và các chất độc hại trong môi trường và nguồn thực phẩm. Đó là lý do đảm bảo cho một thai nhi không bị dị tật, biến dạng.

5. Không lập tức thụ thai sau khi sinh non, sảy thai

Theo các bác sĩ, sau sảy thai, sinh non, người mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi để cơ thể và tinh thần có thể phục hồi đảm bảo điều kiện tốt nhất cho quá trình thụ thai sau này. Do vậy, chỉ nên mang thai lại ít nhất từ 2-3 kỳ kinh qua đi. Nếu sau khi sinh non, sẩy thai bị chấn thương nội mạc tử cung mà mang thai lại ngay lập tức sẽ dễ có nguy cơ hỏng thai lại, nghiêm trọng hơn có thể hình thành thói quen sảy thai.

6. Không tiếp xúc với khói thuốc và uống rượu

Chất độc trong khói thuốc và cả rượu được chứng minh là có ảnh hưởng lớn đến thai nhi, không chỉ có thể gây nguy cơ sinh non mà còn gây dị tật. Bạn chỉ nên thụ thai sau khi bỏ hút thuốc và uống rượu từ 2 đến 3 tháng. Nếu bạn không hút thuốc nhưng thường xuyên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc cũng nên thực hiện điều tương tự. Nam giới khi quyết định có con nên dừng những việc này lại vì chúng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và chất lượng tinh trùng.

XEM THÊM: quang cao cho be hay nhat
Read more…

Vì sao không nên hôn và bẹo má bé nhiều ?

23:24 |

Vì sao không nên hôn và bẹo má bé nhiều ?


Không nên hôn và bẹo má bé nhiều

Niềm mơ ước của tất cả phụ nữ trên đời này là có một đứa con dễ thương, bụ bẫm . Vậy mà vẫn có nhiều người mẹ ôm nỗi khổ vì… có con quá dễ thương.

Đó là những cô cậu bé luôn nhận được sự quan tâm, “săn đón” từ những hàng xóm, người thân hay cả những người không quen biết vô tình gặp trên đường, trong cửa hàng: Nhìn ngắm, xuýt xoa khen dễ thương và có cả những cái hôn, bẹo má hết sức nhiệt tình… Với trẻ nhỏ, hôn, bẹo má nhiều không chỉ làm trẻ đau, khó chịu mà điều này còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ.

Vì sao không nên hôn và bẹo má bé nhiều ?

Nếu trẻ bị người lớn hôn và véo vào má nhiều lần, sẽ làm cho tổ chức phần mềm và huyết quản, thần kinh ở đó bị tổn thương vì mỡ ở má của trẻ nhỏ rất đầy đặn, trương lực của cơ bắp thấp. Hơn nữa, ở hai má của trẻ có một đôi tuyến nước bọt tiết ra nước bọt, lại nối liền với ống tuyến nước bọt, mở to miệng ra là thấy ở viêm mạc má phía trong khoang miệng. Sự phát dục của tuyến nước bọt trẻ chưa hoàn toàn, tính đàn hồi của thành ống tuyến nước bọt kém, nếu thường xuyên bị những kích thích như nói trên sẽ làm cho sức co rụt của tuyến nước bọt và ống tuyến nước bọt hạ thấp, có thể làm cho nước bọt của trẻ chảy ra hoặc vi khuẩn ở trong khoang miệng qua ống tuyến nước bọt đi ngược trở lại mà gây nên cảm nhiễm tuyến nước bọt…

Lưu ý thêm cho các bà mẹ là hết sức hạn chế và không nên hôn môi và tai của trẻ nhỏ. Sức đề kháng của trẻ nhỏ kém, hôn môi trẻ dễ truyền nhiễm bệnh, truyền nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ, tăng cơ hội nhiễm bệnh của trẻ, nhất là các bệnh viêm gan A, bệnh kiết lỵ, bệnh lao phổi v.v…

Hôn lên tai của trẻ có thể tạo ra sức hút mạnh đến màng nhĩ, gây chấn thương tai hoặc ảnh hưởng đến thính lực sau này. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ nên có những biện pháp bảo vệ như là từ chối khéo bằng cách, đưa bàn tay nhỏ xinh của trẻ cho mọi người hôn, sau đó, hãy rửa tay thật sạch cho trẻ. Đồng thời, mẹ cũng nên dạy trẻ cách từ chối khéo không cho người lạ hôn và bẹo vào má để trẻ biết cách tự bảo vệ mình khi không có mẹ bên cạnh.
Read more…

7 dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của trẻ bị bệnh tự kỷ

21:20 |

7 dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của trẻ bị bệnh tự kỷ


Dấu hiệu của trẻ tự kỷ

Cha mẹ có thể bỏ lỡ một dấu hiệu triệu chứng của bệnh tự kỷ mà không biết. Không phải lúc nào các triệu chứng của bệnh cũng được biểu hiện một cách rõ ràng.

Để có thể đối phó với tình trạng bệnh được hiệu quả, chúng tôi sẽ cung cấp danh sách các triệu chứng khó thấy của bệnh tự kỷ dưới đây.

1. Không giỏi khả năng giao tiếp phi ngôn từ

Khó khăn với giao tiếp phi ngôn từ (giao tiếp bằng cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ…) đó là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chứng tự kỷ. Điều đó có nghĩa con của bạn không thể giao tiếp bằng mắt, không có khả năng sử dụng và hiểu được biểu cảm nét mặt, cũng như có các ngôn ngữ cơ thể không phù hợp. Nhiều cha mẹ cho biết dấu hiệu ban đầu họ nhận thấy là con không nhìn vào mắt họ khi nói chuyện. Mỗi trẻ phát triển ở mức độ khác nhau, nhưng nếu bạn quan tâm đến kỹ năng giao tiếp của con mình, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa.

7 dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của trẻ bị bệnh tự kỷ


2. Kìm hãm cảm xúc

Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường chống lại nỗ lực muốn nựng yêu hoặc ôm hôn của bạn. Với trẻ tự kỷ, những hành động như thế là quá mức và bé có thể không hiểu đó là cách bạn thể hiện tình yêu của mình. Nếu con thỉnh thoảng không muốn ngồi trên đùi của bạn vì bé đang bận để tâm đến những thứ khác, thì bạn đừng quá bận tâm. Chỉ những kháng cự với những hành động thể hiện tình cảm thì bạn mới nên lo lắng.

3. Chậm nói

Các triệu chứng của bệnh tự kỷ khác nhau về mức độ nghiêm trọng, nhưng với nhiều trẻ, việc chậm nói chính là dấu hiệu rõ nhất. Một số trẻ không nói gì cả, một số trẻ lại phát triển với tốc độ riêng của mình, vì vậy để có thể nhận ra, bạn nên so sánh thời gian con bắt đầu nói với những đứa trẻ cùng tuổi khác, hoặc với chính anh chị em của chúng. Khi con bạn không đạt được mốc phát triển nói bình thường, bạn nên đưa con đi gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân trước khi quá muộn vì bệnh tự kỷ nếu được phát hiện sớm thì càng có nhiều khả năng chữa trị.

4. Sự lặp lại

Hành động và lời nói lặp đi lặp lại là một trong những điểm nổi bật của bệnh tự kỷ. Sự lặp lại có thể là điều bình thường với một số trẻ, nhưng cũng có thể là tật ở những trẻ khác. Dù bé lặp đi lặp lại việc gì, con bạn nên được đánh giá để đưa ra một chẩn đoán chính xác. Điều này có thể bao gồm vỗ tay và nhắc lại những từ hoặc cụm từ nhiều lần.

5. Tập trung vào các chi tiết

Điều này nghe có vẻ không quá tệ, nhưng trẻ em mắc chứng tự kỷ thường bị ám ảnh bởi một số khía cạnh nhất định của vấn đề nào đó. Ví dụ như bé sẽ tập trung vào các bánh xe trên chiếc xe yêu thích của mình, có thể xoay bánh xe nhiều lần theo cách không hẳn đang chơi với đồ chơi. Trẻ em bản năng là tò mò và bị ám ảnh với những thứ nhất định ở hầu hết các giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, nếu nỗi ám ảnh đó có xu hướng vào các chi tiết chứ không phải là tổng thể, bạn nên mau chóng nói chuyện bác sĩ nhi khoa của con.

6. Thói quen mang tính nghi thức

Trẻ nào cũng có thói quen của riêng mình, nhưng với trẻ tự kỷ, việc gián đoạn thói quen khiến trẻ không thể xử lý được. Một khi việc đó xảy ra, trẻ tự kỷ có thể sẽ tức giận hoặc rút lui khỏi tình huống. Tự kỷ cũng tạo ra các hành vi mang tính nghi thức. Bạn có thể nhận thấy con mình thực hiện cùng một nhiệm vụ trong nhiều lần hoặc muốn đồ chơi của mình được xếp theo một mô hình cụ thể nào đó, và sẽ trở nên rất khó chịu nếu bị phá hỏng.

7. Không có kỹ năng giao tiếp

Trên thực tế, trẻ sơ sinh cũng có những phản ứng “qua lại” như một cuộc trò chuyện, ngay cả khi bạn không thể hiểu bé đang nói gì. Tuy nhiên, trẻ mắc chứng tự kỷ lại không có kỹ năng này. Với một số trẻ, bạn đầu vẫn có thể giao tiếp bình thường, nhưng khi bệnh phát triển, những kỹ năng đàm thoại sẽ biến mất. Thế nên, bất cứ lúc nào con bạn gặp khó khăn trong khả năng giao tiếp, đã đến lúc nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Vì việc thiếu kỹ năng trò chuyện thích hợp có thể là dấu hiệu của bệnh tự kỷ mà bạn nên chú ý.
Read more…

Những chỉ dẫn trị ho cho trẻ mẹ phải biết

21:04 |

Những chỉ dẫn trị ho cho trẻ mẹ phải biết


Ho là bệnh quen thường gặp ở trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho và một trong số đó là do thay đổi thời tiết. Nhưng nếu không xử lý triệt để có thể gây nhiều rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Để trị bệnh ho hiệu quả cho trẻ, trước tiên mẹ cần hiểu trẻ ho thuộc dạng nào.
Phân loại ho ở trẻ

Ho khan: Là ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm mũi họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi ho trẻ dễ bị nôn trớ nên dễ gây mệt mỏi, chán ăn.

Ho có đờm: Là khi ho trẻ thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Cha mẹ có thể nhận thấy trẻ có đờm khi bé ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở.

Trẻ bị ho sù sụ: đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh này xảy ra do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên hoặc là do dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ. Bệnh dễ nhận thấy khi nghe tiếng thở của bé khò khè, thở lớn và thường hay phát về đêm. Thường do nhiễm trùng hay do sưng phần trên của đường hô hấp. Đa số các trường hợp ho này là do bệnh bạch hầu thanh quản, một dạng bệnh nhiễm trùng thanh quản và khí quản.

Những chỉ dẫn trị ho cho trẻ mẹ phải biết


Ho lâu ngày: là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa.

Ho khò khè: Trẻ bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Chứng bệnh này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp dưới bị cản bởi vật thể lạ hay do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi.

Làm gì khi trẻ bị ho?

Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ

Một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào thuốc, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên đã ốm là phải uống thuốc. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng những biện pháp vệ sinh đường mũi họng đơn giản cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Làm thế nào để phòng tránh và điều trị ho cho trẻ?

Thứ nhất là phải bổi dưỡng cho bé có thói quen không kén ăn. Bình thường cho bé uống nhiều nước, nhất là trong thời gian bé bị ho, nếu như trong cơ thể thiếu nước, thì đờm trong họng sẽ đặc lại khó ho ra được. Chú ý ít ăn những thức ăn ngọt và đồ lạnh vì ăn những đồ ngọt và lạnh sẽ càng nhiều đờm và càng nhiệt, là nguyên nhân dẫn đến bị ho.

Hai là phải chú ý rèn luyện sức khỏe, bảo đảm cho không khí trong nhà được lưu thông, thường xuyên đưa bé ra hoạt động ở ngoài trời.

Ba là trẻ nhỏ khó thích ứng với không khí bên ngoài, chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể cũng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải tùy theo thời tiết mà mặc quần áo cho bé.
Máy điều hòa nhiệt độ không nên mở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chênh lệch quá 5 độ C.

Bốn là khi bé có đờm mà không khạc ra được, cha mẹ bế cho bé cúi đầu xuống đầu gối của mình, sau đó vỗ nhẹ sau lưng bé để cho đờm ra.

Bài thuốc dân gian trị ho

– Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy, cho bé đánh răng, rửa mặt xong mẹ lấy 01 thìa cà phê mật ong cho bé uống rất tốt, mỗi ngày 01 lần cho đến khi bé lành ho. Cách này chỉ áp dụng với bé trên 1 tuổi các mẹ nhé vì bé dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong.

– Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

– Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

– Lá hẹ, ta lấy 10- 15 lá hẹ đem xay nhuyễn, bỏ vào bát sứ, thêm một ít đường phèn đem chưng cách thủy cỡ 15 phút đưa ra cho bé uống mỗi lần 2 thía cà phê, ngày uống 3-4 lần.

– Hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 15g, đường phèn. Cho tất cả ba loại vào bát sứ cho vào ít nước lọc hấp cách thủy 10-15 phút. Sau đó cho uồng mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê, ngày 3 lần.

– Hạt chanh xay nhuyễn hòa mật ong, thêm một ít nước lọc, khi cơm sôi vừa cạn ta hấp vào cho tới khi cơm chín là đủ, lấy ra cho bé uống mỗi lần 2-3 thìa cà phê, cứ nhứ thế ngày uống 3 lần cho đến khi bé khỏi bệnh.

Khi nào cần đưa con đi khám?

Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhiều khi trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi.

Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay. Khó thở luôn là dấu hiệu báo động, phải cần đưa bé đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.

Ngoài ra, một điều cần lưu ý là về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn chớ, giấc ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám.

Lưu ý: Trên thị trường có rất nhiều loại siro giảm ho dùng cho trẻ em, mỗi loại được dùng cho một bệnh. Việc sử dụng phải do thầy thuốc chỉ định. Không nên tự mua thuốc kháng sinh về điều trị cho trẻ. Nếu trẻ ho kéo dài trên 30 ngày, cần đi khám bác sĩ.Một số trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do liên cầu khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ lớn. Ngoài ho, đau họng, sốt, trẻ còn có biểu hiện sưng, đau hạch góc hàm và khi khám họng thấy chất xuất tiết trắng.

Trẻ cần được điều trị tại nhà hoặc trạm y tế bằng thuốc kháng sinh để tránh biến chứng thấp tim, viêm cầu thận cấp. Các kháng sinh được dùng trong viêm họng cấp do liên cầu là: Benzathin penicillin (kháng sinh chậm, chỉ tiêm bắp một liều duy nhất), Penicillin V (phenoxy penicillin). Tuy nhiên, các thuốc đều phải do bác sĩ chỉ định.

XEM THÊM: nhac quang cao cho be bieng an
Read more…