Cháo cua biển giúp bé phát triển trí não

19:52 |
Cua biển là một trong những món ăn vốn quen thuộc đối với bé trong thời kì ăn dặm. Mẹ có biết cua biển cũng chính là thực phẩm dinh dưỡng giúp tăng cường trí não cho bé.
Tác dụng của cua biển tới sự phát triển trí não của bé
Cua biển là một trong những món ăn vốn quen thuộc đối với bé trong thời kì ăn dặm. Trong thịt cua có nhiều chất vitamin, đặc biệt là có đầy đủ các nhóm vitamin B, các khoáng chất như chất sắt, kali, canxi, đồng… Hơn thế, trong các loại hải sản, cua lại chứa lượng thủy ngân ít hơn các các loại cá ngừ, cá biển.. Mẹ có thể cho bé ăn thịt cua mà không cần ngần ngại gì cả.
85g thịt cua trong mỗi lần chế biến đã cung cấp từ 300 – 500mg chất béo, cung cấp axit béo omega 3, rất bổ cho não bộ của bé. Hơn thế, ăn thịt cua lại chẳng ngán, không béo như ăn mỡ gà mỡ cá.
Có mẹ sợ cho bé ăn nhiều thịt cua sẽ bổ quá, nhiều cholesterol. Nhưng theo kết quả nghiên cứu, mức độ cholesterol trong thịt gà và thịt thăn mẹ hay cho bé ăn là 44mg/kg và 50mg/kg thì lượng cholesterol ở thịt cua là từ 30 – 56mg/kg. Mẹ cũng không phải băn khoăn về vấn lượng cholesterol trong thịt cua nữa nhé.

Cách chế cho bé ăn cua biển
Trước tiên, mẹ chỉ nên lấy thịt cua ở 2 càng to nấu cháo cho bé. Nên nấu với hành tây hoặc măng tây. Để giúp con cao lớn và thông minh nhanh, cho con ăn cả gạch và trứng cua, sẽ rất khó tiêu. Thịt cua biển nhiều đạm, cho bé ăn nhiều dễ bị đầy bụng và nôn/trớ. Kinh nghiệm là một con cua khoảng 600g, mẹ bóc tách lấy thịt, cho con ăn khoảng 5 bữa. Một tuần, con chỉ ăn từ 1 – 2 bữa thịt cua. Không cho bé ăn gạch vì sợ bé khó tiêu.
Lưu ý: Dù mẹ nấu cháo, nấu súp hay xào miến, cho con ăn cua biển trực tiếp, phải cho con ăn nóng hoặc ấm. Nếu con ăn thịt cua nguội, thịt sẽ không chắc, không ngọt, ăn mất ngon.

Nếu cho bé ăn trực tiếp cua biển, mẹ nên bóc tách thịt cua cẩn thận rồi cho bé ăn. Tránh các mảnh vỏ cua biển nhỏ, sắc nhọn còn sót lại hoặc lẫn ở thịt cua khiến bé bị hóc, bị tổn thương.
Nguồn: Bé khỏe mẹ vui
Read more…

Bé gái 6 tuổi bị thủng thực quản do nuốt đồ chơi

19:32 |

Bé gái đi nhà trẻ không cẩn thận nên nuốt phải đồ chơi trong làm thủng thực quản gần 2 năm.

Ngày 30/8, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, vừa phẫu thuật cho bé gái Trần Thị Ngọc Anh (6 tuổi, Đồng Hưởng, Thái Nguyên) bị thủng thực quản do nuốt đồ chơi từ năm 2015.
Bệnh viện Việt Đức cho biết, bé gái đi nhà trẻ do không cẩn thận nên mắc phải đồ chơi. Dần dần, gia đình thấy bé với các triệu chứng bị ho, không ăn được, sụt cân nhanh chóng, sức khỏe yếu nên đã đưa bé đến bệnh viện huyện Thái Nguyên khám nhưng chưa phát hiện bé bị mắc dị vật ở thực quản.

Sau một thời gian điều trị uống thuốc mà sức khỏe bé vẫn yếu đi, gia đình lo lắng quyết định đưa cháu lên bệnh viện khám, các bác sĩ nội soi phát hiện cháu bị mắc dị vật ở thực quản và đã phẫu thuật gắp dị vật.
Đến nay, sau hơn 2 tháng phục hồi bé phải ăn bằng đường sonde qua mũi, các bác sĩ mới tiếp tục hội chẩn mổ xông dạ dày và bé phải ăn bằng sonde dạ dày từ năm 2015 đến bây giờ.
ThS. Chu Nhật Minh – Trưởng khoa Nội soi – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bé đã được mở thông dạ dày vì thức ăn cứ nuốt là vào phế quản lại ho, lại sặc. Hơn nữa, các bác sĩ nội soi thấy 1 lỗ rò lớn, đã xơ sẹo.
Được biết, từ khi mới 2 tuổi, mẹ bé gái đã qua đời do tai nạn giao thông nên ngay khi tiếp nhận trường hợp em bé, các bác sĩ Khoa Nội soi và Khoa Nhi BV Việt Đức đã kêu gọi sự giúp đỡ từ xã hội. Bé Ngọc Anh được phẫu thuật đặt Stent. Hiện tại, bé đang được điều trị tại Khoa Nhi, sức khỏe đã khởi sắc và trong quá trình hồi phục.
Qua trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo các bậc phụ huynh cần cẩn trọng, không nên để trẻ em chơi đồ chơi một mình hoặc cho vào miệng vì khi xảy ra sự cố hậu quả để lại sẽ gây tổn thương, để lại di chứng về sau hoặc thậm chí làm bé tử vong.
Đối với bé chẳng may bị hóc dị vật, việc sơ cứu khi hóc dị vật vô cùng quan trọng, nếu xử lý đúng cách và kịp thời sẽ không nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không kịp thời chỉ sau 5 phút, dị vật chèn đường thở sẽ dẫn tới ngừng thở, suy hô hấp.... Với vật có hình dáng góc cạnh cần có sự can thiệp của các bác sĩ.
Bác sĩ khuyến cáo, với bé nhỏ dưới 1 tuổi cần đặt bé nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay, dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2 xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ lại. Nếu còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần. Trẻ 5 – 7 tuổi thì đặt em bé vắt qua đùi, vỗ 5 cái vào vùng lưng phía sau phía trên ngực.
Nguồn: 24h


Read more…

Men vi sinh Golden Lab - giúp bé thích ăn và hấp thụ dinh dưỡng

19:25 |

Lười ăn là tật xấu của rất nhiều bé, khiến nhiều bà mẹ phải lo lắng. Bé không đủ năng lượng để hoạt động mỗi ngày và dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí tuệ. Lâu ngày bé dễ mắc chứng biếng ăn và chậm phát triển. Nhưng ba mẹ đừng lo, bé lười ăn đã có men vi sinh Golden Lab giúp bé thích ăn và hấp thụ tốt hơn.


Bé lười ăn như thế nào?

Bé lười ăn không hứng thú với bữa ăn và luôn cảm thấy đầy bụng nên không thích ăn uống. Mỗi bữa ăn của bé kéo dài từ 45 phút cho tới vài tiếng đồng hồ. Vì bé ăn không đủ lượng nên dinh dưỡng không đủ, bé thường không đáp ứng được chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn. Nếu mẹ để tình trạng này kéo dài thì bé yêu dễ bị suy dinh dưỡng và thậm chí là chậm phát triển. Vậy men vi sinh Golden Lab có thể giúp gì được cho bé yêu của mẹ?

Men vi sinh Golden Lab giúp bé có cảm giác đói và tiêu hóa thức ăn tốt hơn

Vi sinh vật có lợi trong men Golden Lab giúp bé dễ dàng  tiêu hóa thức ăn. Đó đều là các vi khuẩn sinh acid lactic, kích thích các phản ứng phân giải và hấp thu thức ăn diễn ra nhanh hơn.  Bé cảm giác đói nên muốn ăn nhiều hơn.
Hơn nữa, men vi sinh Golden Lab giúp đường ruột của bé hấp thu triệt để thức ăn hơn. Nhất là với bé lười ăn và bé biếng ăn, men Golden Lab giúp bé hấp thu được tối đa lượng dưỡng chất trong một lượng ít thức ăn mà bé ăn được.

Men vi sinh Golden Lab giúp bé ăn ngon miệng và hứng thú với bữa ăn hơn

Được chiết xuất từ kim chi Hàn Quốc, men vi sinh Golden Lab giúp cải thiện vị giác của trẻ. Sở dĩ Golden Lab có thể giúp bé ăn ngon miệng hơn là vì men vi sinh cung cấp cho hệ tiêu hóa của bé lượng vi khuẩn có ích, giúp đường ruột tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bé không còn cảm giác đầy bụng và cảm thấy hứng thú với thức ăn hơn.
Golden Lab giúp phòng chống các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, nhất là trong thời kỳ bé tập ăn dặm và làm quen với các món ăn mới. Nếu mẹ cho bé ăn Golden Lab mỗi ngày sẽ đảm bảo cho bé một hệ tiêu hóa hoàn toàn khỏe mạnh. Khi đó, hệ miễn dịch của bé cũng được tăng cường. Bé ít bị ốm vặt và có khả năng tự bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn và vi-rút gây bệnh.
Để bé hấp thu được dưỡng chất tốt hơn, mẹ chú ý cho bé vận động nhiều hơn để bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn và ít bị đầy bụng. Bé  mau có cảm giác đói và sẽ cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn uống. Đồng thời, mẹ kết hợp với việc tập cho bé quen với thói quen ăn uống khoa học, bé sẽ nhanh chóng thoát khỏi chứng lười ăn nguy hiểm này.
Nguồn: goldenlab.vn/

Read more…

Mượn huyết thanh để cứu sống bé gái người dân tộc

19:21 |

Một bé gái ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi bị rắn độc cắn nguy kịch được cứu sống nhờ huyết thanh mượn từ Bệnh viện Chợ Rẫy.

Ngày 29-8, Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng cho biết vừa cứu sống thành công bệnh nhi Hồ Thị Lý (sinh năm 2002, dân tộc Kor, ngụ xã Trà Phong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi).
Trước đó, vào 9-8, Lý đang đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị rắn tấn công cắn vào chân trái của bé. Nghe tiếng Lý kêu la rất lớn, người dân xung quanh vội vã sơ cứu và đưa vào Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi để cấp cứu.

Tuy nhiên, do tình trạng bệnh nhân hết sức nguy kịch, rối loạn đông máu nặng nên các bác sĩ đã chuyển Lý ra Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng.
Tại đây, qua thăm khám, các bác sĩ cho biết bệnh nhân cần phải dùng huyết thanh kháng nọc rắn. Bác sĩ Võ Hữu Hội, Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng cho biết loại huyết thanh này rất hiếm và bệnh viện không có.
Chính vì thế, Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng phải gấp rút liên hệ với các bệnh viện trên toàn quốc để mượn huyết thanh. May mắn thay, Bệnh viện Chợ Rẫy (Hồ chí minh) hiện có huyết thanh và đã chuyển cho Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng mượn.
Sau 3 lần truyền huyết thanh kháng nọc rắn, tình trạng rối loạn đông máu và hoại chi của bệnh nhân đã cải thiện. Hiện tại, sức khỏe của cháu Lý đã phục hồi và ổn định rất nhiều.
Theo bác sĩ Hội, lượng huyết thanh mượn từ Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị cho bệnh nhi Lý trị giá hơn 30 triệu đồng. Chi phí này không nằm trong bảo hiểm mà người nhà phải chi trả nên hiện bệnh viện đang kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ cho bé.
Được biết, rắn chàm quạp được xếp là một trong 5 loại rắn cực độc nhất, gây chết người ở Việt Nam.
Xem thêm: quang cao cho be 
Nguồn: 24h


Read more…

Cách giúp bé thích đi mẫu giáo

19:18 |

Hầu hết các bé trong những ngày đầu đi học mẫu giáo thường không muốn đến lớp, hay quấy khóc, không hòa nhập với các bạn và chỉ muốn ở nhà với bố mẹ rất họ lo lắng. Vậy làm thế nào để trẻ hứng thú và yêu thích việc đi học như một niềm vui mỗi ngày? Làm thế nào để có thể giải tỏa nỗi lo lắng này cho ba mẹ? Hãy cùng tìm hiểu bí quyết hay để trẻ thích đi học mẫu giáo dưới đây để có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dạy các bé yêu đúng cách nhé.

Chuẩn bị tinh thần để trẻ thích đi mẫu giáo
Trước khi bé yêu chuẩn bị đi học mẫu giáo bạn cần tâm sự, nói chuyện để chuẩn bị tinh thần trước cho trẻ để trẻ không bị bỡ ngỡ và thích đi học mẫu giáo hơn. Hãy nói với con: “con yêu của mẹ sắp thành người lớn rồi đấy, thành người lớn con sẽ được đi học mẫu giáo với cô giáo mới, bạn mới và rất nhiều trò chơi mới”, “trường mẫu giáo mà con sắp được đi học rất đẹp như trong truyện cổ tích ấy”,… cứ như thế dần dần bé yêu sẽ cảm thấy hứng thú, tò mò, hào hứng với việc đi học mẫu giáo hơn và không bỡ ngỡ khi bố mẹ nói “hôm nay con yêu sẽ đi học mẫu giáo nhé”.
Cho bé làm quen với môi trường mới để bé thích đi học mẫu giáo
Điều này rất quan trọng, một khi đã quen với việc tiếp xúc môi trường công cộng, đông người, có nhiều người lạ bé yêu sẽ ít sợ hãi, lạ lẫm hơn trong những ngày đầu tiên đi học mẫu giáo đấy. Chính vì vậy, trước khi cho bé đi học mẫu giáo, bạn cần thường xuyên đưa con đi chơi, đi đến nhà sách, siêu thị, công viên vui chơi, tập cho bé làm quen với bạn mới, môi trường mới, điều này còn giúp trẻ tạo lập được sự tự tin rất tốt nữa đấy.
Cho bé làm quen với ngôi trường trước để bé thích đi học mẫu giáo
Đây chính là bí quyết để trẻ không có cảm giác lạ trong ngày đầu tiên đi học mẫu giáo bởi trẻ đã được làm quen trước rồi. Chính vì vậy, trước khi cho trẻ đi học, bạn hãy dẫn trẻ đến ngôi trường mẫu giáo mà bé sẽ được học, dẫn bé đi thăm trường, giới thiệu cho bé những điều thú vị nơi đây để có có hứng thú hơn, thích đi học mẫu giáo hơn nhé.
Tạo cho bé thời gian biểu cố định như ở trường
Hãy tìm hiểu về thời gian biểu học tập, vui chơi, ăn, nghỉ ở trường mẫu giáo và luyện cho bé thời gian biểu đúng như thế trước khi bé đi học, điều này vừa giúp trẻ không bỡ ngỡ, nhưng cũng vừa bảo vệ sức khỏe của bé khi đi học mẫu giáo nữa đấy. Đặc biệt, trước đó 1-2 tháng, cần hình thành cho trẻ thói quen dậy sớm để chuẩn bị đến lớp, đừng để việc đánh thức bé mỗi ngày là điều quá khó khăn nhé.
Đưa đón bé đúng giờ để bé thích đi mẫu giáo hơn
Trong những ngày đầu đi học, khi tiếp xúc với môi trường mới và cả một ngày dài không gặp bố mẹ, người thân, bé yêu của bạn sẽ rất buồn, nhớ bố mẹ và cảm thấy tủi thân, bé sẽ rất mong hờ bạn đến đón bé càng sớm càng tốt. Chính vì vậy hãy thu xếp thời gian, công việc để đón bé đúng giờ hoặc sớm hơn một chút, đừng để bé yêu chờ đợi quá lâu sẽ cảm giác bố mẹ bỏ mặc chúng và khôngthích đi học mẫu giáo nữa nhé.
Nếu có thể, khi đón bé trong ngày đầu tiên hãy tạo cho bé niềm vui bằng món ăn, món đồ chơi bé yêu thích và hãy nói rằng đó là phần thưởng vì bé đã đi học mẫu giáo ngoan ngoãn nhé, bé sẽ rất phấn khích đấy.
Dành cho bé nhiều thời gian hơn khi ở nhà
Khi đón bé về nhà, hãy quan tâm bé nhiều hơn, hãy hỏi han, tâm sự với bé về những điều bé được tiếp xúc, được học hỏi ở trường, đồng thời có những định hướng nhất định để bé thích việc đi học mẫu giáo nhiều hơn nữa nhé, đừng để trẻ cảm thấy chúng bị bố mẹ bỏ mặc nên cho đi học mẫu giáo thì các bé sẽ có những phản ứng không tốt đâu nhé.

Nguồn: suckhoe9
Read more…

Thực đơn bữa sáng giúp bé tăng chiều cao

21:10 |

Muốn con chân dài, cao lớn, mẹ có thể tham khảo thực đơn bữa sáng 7 ngày dưới đây cho bé.
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc giúp bé phát triển chiều cao. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con, mẹ nên lưu ý rằng bữa sáng là bữa ăn bắt đầu một ngày mới, ngay sau khi bé vừa trải qua một giấc ngủ dài, vì thế bé cần được nạp năng lượng cùng dưỡng chất cần thiết để phát triển thể chất tối ưu.


Thứ hai: Bánh mỳ kẹp trứng rán + sữa

Không chỉ là món ăn chế biến nhanh gọn, thuận tiện, bánh mỳ kẹp trứng rán còn là món ăn cực bổ dưỡng cho bé. Protein và canxi trong trứng, sữa đặc biệt tốt cho bé phát triển chiều cao.

Thứ ba: Cháo phô mai + Chuối

Mẹ có thể tham khảo rất nhiều món cháo phô mai ngon cho bé tại đây để chế biến cho con. Phô mai giàu protein và canxi, giúp bé phát triển hệ xương. Bên cạnh đó, chuối là loại quả là một loại trái cây nhiệt đới chứa rất nhiều hợp chất Fructooligosaccharides, có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi và  trao đổi chất cũng như sự hình thành các mô sụn – tiền đề để có được một khung xương vững chắc.

Thứ tư: Cháo hải sản (cá, tôm hoặc cua,…, tùy mẹ lựa chọn) + Sữa

Tùy loại thủy hải sản mà mẹ mua là gì, mẹ có thể sáng tạo những món cháo ngon, nóng hổi cho bé ăn buổi sáng, chẳng hạn như cháo cua đồng, cháo cua bể, cháo tôm, cháo cá,…

Thứ năm: Mì xào thịt bằm và cải bó xôi + Mít

Cải bó xôi hay còn gọi là rau bina rất giàu chất xơ, giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết cho quá trình tăng chiều cao. Món mì xào thịt bằm và rau cải bó xôi có vị thơm ngon, bé nào cũng thích. Mít cũng rất tốt cho cơ thể bé trong quá trình hấp thụ canxi.

Thứ sáu: Xôi thịt băm + Quýt

Protein và canxi là hai yếu tố không thể thiếu cho hệ xương của bé chắc khỏe, cao lớn. Thịt là nguồn bổ sung protein tuyệt vời cho bé nhưng trong một tuần, mẹ nên chế biến đa dạng nhiều loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà,… cho bé ăn. Quýt là loại trái cây ăn vừa ngọt ngào, sạch miệng, lại giúp bé hấp thụ canxi hiệu quả hơn.

Thứ bảy: Cơm rang trứng + Sữa chua

Sữa chua có vị chua thanh, beo béo, lại nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột của bé. Bên cạnh đó, sữa chua cũng bổ sung cho bé nhiều chất đạm, canxi và các loại vitamin A, D,… tốt cho xương.

Chủ nhật: Súp gà ngô non + Caramen


Cuối tuần rảnh rỗi, mẹ có thể dành thời gian làm cho bé những món tốn nhiều thời gian hơn một chút như súp gà ngô non hay caramen. Món caramen làm toàn từ trứng và sữa nên đặc biệt tốt cho sự phát triển chiều cao của bé. Mẹ có thể tham khảo cách làm caramen tại nhà cực dễ tại đâyvà cách làm súp gà ngô non tại đây.
Nguồn: eva
Read more…

Trẻ bụ bẩm vẫn có thể bị còi xương

20:38 |

Thông thường chỉ có những trẻ biếng ăn, thiếu chất dinh dưỡng, thể trạng thấp bé, nhẹ cân mới bị còi xương. Nhưng thực tế không phải thế, những trẻ bụ bẫm, mập mạp vẫn có thể bị còi xương.

Biểu hiện của bệnh còi xương thể bụ

Những biểu hiện của bệnh còi xương thể bụ cũng gần giống với bệnh còi xương thông thường như: Trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn sau gáy. Bề ngoài bé có thân hình mập mạp, bụ bẫm, cân nặng đầy đủ nhưng hệ xương mềm yếu, cơ nhão… khiến trẻ chậm biết đi, biết nói.
Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời thì dễ mắc các loại bệnh như: dô ức gà, chuỗi hạt sườn, thóp rộng và lâu kín, bướu trán, lồng ngực biến dạng, các đầu xương cổ tay cổ chân bè ra, sau này bé lớn chân vòng kiềng hoặc chữ bát.

Tại sao trẻ bụ bẫm lại bị còi xương?

- Khi còn nhỏ cha mẹ kiêng cữ cho bé quá nhiều, ít hoặc không cho bé tắm nắng, ăn bột quá sớm và ăn với số lượng nhiều gây cản trở đến việc hấp thu canxi.
- Trường hợp này thường hay xảy ra đối với những bé đẻ non, sinh đôi, bé không bú mẹ và những bé sinh vào mùa đông.
- Chế độ ăn uống thiếu canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất, bé thường bị tiêu chảy hay mắc các bệnh về tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D3.
- Do di truyền

Khắc phục tình trạng còi xương thể bụ ở bé

Đối với những trẻ còi xương thể bụ thì cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân nên không cần quá tăng cường thêm dinh dưỡng mà nên cho trẻ ăn cân đối các thành phần và chú trọng và những thực phẩm giàu canxi cho bé. Cụ thể như sau:
-Các loại trái cây giàu canxi mà hạn chế tình trạng tăng cân cho bé như: táo, bưởi, thăng long,…cho trẻ ăn ít các loại trái cây chứa nhiều đường như: mít, vải, nhãn,…
-Các loại thực phẩm như: thịt, cá, tôm,…giàu canxi mà lại ít năng lượng, tốt cho trẻ còi xương thể bụ.
-Ngoài ra, với trẻ còi xương thể bú mẹ có thể lựa chọn cho trẻ uống sữa tách béo hoặc sữa tươi không đường nhằm vẫn cung cấp đủ dưỡng chất mà không kích thích trẻ tăng cân nhanh.
Xây dựng chế độ ăn giảm tinh bột, hạn chế đồ chiên xào đối với trẻ bị thừa cân. Một số thực phẩm giàu tinh bột cần ăn hạn chế như bánh mỳ, bột mì, cơm…
Những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola, phô mai chứa nhiều chất béo cũng là những thực phẩm mẹ nên tránh sử dụng cho bé.
Xây dựng chế độ ăn cân đối các thành phần, tránh ăn thiên quá nhiều về đạm và không nên nhồi nhét hay ép bé ăn nhiều quá mức.

Nguồn: dinhduongchobe.org
Read more…

Cháo - Thực đơn cho bé ăn dặm được 5 tháng tuổi

20:03 |

Đến tháng thứ 5 bé đã bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Với những biểu hiện như việc hay lè lưỡi, nhấm nháp miệng,…. Khi thấy những biểu hiện này, mẹ cần lên ngay một thực đơn ăn dặm, giúp bé có thể bắt đầu quá trình ăn dặm để phát triển nhanh hơn và khỏe hơn:

Các biểu hiện muốn ăn dặm của trẻ bao gồm:
Miệng nhai tóp tép bắt chước người lớn.
Đùn lưỡi ra vào nhiều khi nhìn ng lớn ăn.
Đã ngồi khá vững (cứng cổ).
Mục đích của giai đoạn này là tập cho bé làm quen với cách ăn bằng thìa, với thức ăn đặc hơn sữa là chính.
Vì vậy, lượng ăn hàng ngày của bé nên tính theo thìa. Bắt đầu từ 1 thìa (1 thìa = 5ml) và có thể tăng dần nếu bé hào hứng.
Lượng tối đa là 10 thìa.
Cách thức cho bé ăn dặm ở tháng thứ 5
Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày
Lượng sữa bột/sữa mẹ: Tùy theo nhu cầu của bé
Độ mềm của thực phẩm: Nghiền nhuyễn
Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn:
Nhóm I Ngũ cốc (Bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)
Nhóm
 II Rau, quả (Tiếp đến là rau củ nghiền thật nhỏ)
Nhóm
Cá Thịt Đậu phụ Trứng Các sản phẩm từ sữa (Tiếp tới là đậu phụ và cá thịt trắng)
Tập cho bé 5 tháng ăn dặm thế nào?
·         Bắt đầu bằng cháo nấu tỷ lệ 1 gạo : 10 nước, cà nhuyễn. Lượng bắt đầu là 1 thìa ( 5ml)
·         Sau 1 tuần cho bé ăn cháo trắng nghiền, bắt đầu chế biến các loại rau củ và cho bé ăn kèm với cháo. Với bất kỳ 1 loại thực phẩm nào mới, lượng ăn chỉ nên là 1 thìa lúc ban đầu và theo dõi phản ứng của bé  để có hướng xử trí phù hợp. Chỉ giới thiệu 1 loại thực phẩm mới mỗi lần và không trộn chung 2 loại thực phẩm.
·         Khi bắt đầu tuần thứ 3, cũng bắt đầu với 1 thìa đạm khi cho bé thử lần đầu tiên. Nếu tăng lượng thì chỉ cho bé ăn từng phần nhỏ mỗi lần. Mục đích của giai đoạn này chỉ là tập ăn và giới thiệu mùi vị của các loại thực phẩm mà thôi, sữa vẫn là chính, do đó nếu như bé không khoái lắm thì cũng đừng quá sốt ruột hay lo lắng.
Chú ý trong quá trình tập cho bé ăn dặm
Nên chọn Cháo nghiền là món ăn đầu tiên để cho bé tập ăn dặm do đặc tính lành và mềm, mùi vị trung tính của gạo.
Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé.
Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có)
Quan trọng nhất là vì đây mới là giai đoạn tập ăn và nếm thử mùi vị, do đó nếu như lượng ăn của bé không được như mong đợi thì mẹ cũng cần phải rất kiên nhẫn và kiên định.
Có thể cho bé ăn những gì
Tất cả các thực phẩm cho bé ăn trong giai đoạn này cần được nấu chín nhừ và nghiền nhuyễn.
Không nêm mắm muối để bé có thể biết được vị tự nhiên của thực phẩm và từ đó đưa ra lựa chọn 
(Danh sách gợi ý)
Nhóm đường bột : Gạo, bánh mỳ, mỳ, khoai tây, khoai lang, chuối
Nhóm đạm:Lòng đỏ trứng luộc, sữa chua trắng (không có vị gì, không đường), phô mai, đậu phụ, cá thịt trắng
Nhóm vitamin: Rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, rau diếp, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, củ cải, củ dền, bí đỏ, cà chua, dâu tây, táo, đào
Cháo 1:10 là như thế nào?

Cho bé ăn vào lúc nào?
Bữa ăn dặm nên được tách ra riêng biệt so với cữ sữa của bé. Một phần là để cho bé nhận thức đc đó là ăn dặm, phần khác quan trọng hơn là để phòng ngừa khả năng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra nếu kết hợp thực phẩm nào đó với sữa.
Thời gian cho ăn hay được khuyên là 9 – 10h sáng, thời điểm bé tỉnh táo và dễ dàng hợp tác. Tuy nhiên giờ ăn có thể thay đổi để phù hợp với lịch sinh hoạt của từng gia đình.
Một gợi ý là cho bé ăn gần hoặc trùng giờ với giờ ăn của cả nhà để bé có thể hưởng niềm vui ăn uống cùng mẹ và mọi người.
Cần lưu ý tới các giấc ngủ của bé, tránh cho bé ăn trong lúc ngái ngủ dễ khiến bé không thoải mái.

Thực đơn gợi ý ăn dặm cho bé 5 tháng chi tiết từng tuần

Đây là thực đơn gợi ý mà 1 bà mẹ ở Nhật đã áp dụng cho bé trai của mình. Các mẹ tham khảo để biết trình tự cho bé ăn như thế nào là đúng nhé.
Tuần 1:
Ngày đầu tiên: Cháo trắng (1 thìa)
Ngày 2: Cháo trắng (1 thìa)
Ngày 3: Cháo trắng (1 thìa)
Ngày 4 :Cháo trắng (1 thìa)
Ngày 5: Cháo trắng (2 thìa)
Ngày 6 :Cháotrắng (2 thìa)
Ngày 7: Cháo trắng (2 thìa)
Tuần 2:
Ngày 8: Cháo trắng (3 thìa) – Bí dỏ nghiền (1/2 thìa)
Ngày 9 :Cháo trắng (4 thìa)- Bí đỏ nghiền (1/2 thìa)
Ngày 10:: Cháo trắng (4 thìa)- Cà rốt nghiền (1 thìa)
Ngày 11: Cháo trắng (4 thìa) – Cà rốt nghiền(1 thìa)
Ngày 12 :Cháo trắng (4 thìa) – Bí đỏ nghiền (1 thìa)
Ngày 13: Cháo trắng (4 thìa) – Bí đỏ nghiền (½ thìa) – Khoai tây nghiền(1 thìa)
Ngày 14 :Cháo trắng (5 thìa) – Bí đỏ nghiền (2 thìa) – Bắp cải nghiền(1 thìa)
Tuần 3:
Ngày 15 : Cháo trắng (5 thìa) – Khoai tây nghiền (1 thìa) – Cà chua nghiền (1 thìa)
Ngày 16 : Súp bí đỏ (8 thìa) – Cà chua và nc táo(2 thìa)
Ngày 17 :Cháo trắng (6 thìa) – hỗn hợp khoai tây và bắp cải nghiền(4 thìa)
Ngày 18 : Súp khoai tây (7 thìa) – bí đỏ nghiền(3 thìa)
Ngày 19 : Súp cà rốt (thìa 7) – Khoai tây nghiền (3 thìa)
Ngày 20 : bí đỏ nghiền (8 thìa) – – súp bắp cải (3 thìa)
Ngày 21: bông cải xanh(thìa 7) – khoai tây sốt cà chua (4 thìa)
Tuần 4:
Ngày 22 :Cháo trắng (6 thìa) – cà rốt nghiền(2 thìa) – bông cải xanh nghiền(2 thìa)
Ngày 23 : Cháo trắng (6 thìa) – bí đỏ nghiền(4 thìa)
Ngày 24: Cháo trắng (6 thìa) – Hỗn hợp táo và khoai tây nghiền(3 thìa)
Ngày 25 : Cháo trắng (6 thìa) – bí đỏ nghiền(4 thìa) – Hôn hợp táo và khoai lang nghiền(2 thìa)
Ngày 26 :Cháo trắng (7 thìa) – khoai tây và bắp cải nghiền (4 thìa) – Cá bơn nghiền (1 thìa)
Ngày 27 :Bông cải xanh nghiền(8 thìa) – Cá bơn sốt cà chua (2 thìa)
Ngày 28 : Bắp cải nghiền (8 thìa) – bí đỏ nghiền(2 thìa) – Đậu phụ luộc(1 thìa)
Tuần 5:
Ngày 29 : Đậu phụ nghiền (8 thìa) – khoai tây và cà rốt nghiền (3 thìa) – Nước đào (1 thìa)
Ngày 30 : bông cải xanh(8 thìa) – nghiền bí đỏ (2 thìa) – Đậu phụ luộc(1 thìa)
Ngày 31 : Cháo bánh mỳ (thìa 7) – Khoai tây sốt cà chua (4 thìa)
Ngày 32 : Cháo bánh mỳ 7) – cà rốt nghiền(2 thìa) – Cải ngọt nghiền (1 thìa)
Ngày 33 : Cháo cá bơn và cải ngọt (8 thìa) – bí đỏ nghiền(2 thìa) – )
Ngày 34 : cà rốt (8 thìa – Hỗn hợp món bánh gồm của khoai môn, hành tây, khoai tây, cá bơn, bông cải xanh(4 thìa)
Ngày 35 : Cháo bánh mỳ (8 thìa) – nghiền cà rốt (2 thìa) – bông cải xanh nghiền(2 thìa)

Xem thêm: quang cao cho be an ngon mieng
Nguồn: phunuso
Read more…

Cách trị bệnh ho về đêm ở trẻ

19:30 |
Đêm xuống tĩnh mịch, chỉ còn tiếng ho rũ rượi kèm tiếng khóc của con. Mặt con đỏ bừng, người cong ưỡn lên, các cơ ở bụng co lại từng cơn như rút ruột. Mẹ vội vàng bế con lên ôm con vào lòng vì sợ con bị sặc,....Tội nghiệp con. Mẹ phải làm thế nào để chấm dứt tình trạng này?
Thời tiết thay đổi, ngày nắng đêm mưa giông kèm theo không khí se lạnh là nguyên nhân khiến con ho nhiều về đêm. Ban ngày con ở tư thế vận động nên các chất nhầy, đờm dễ dàng thoát ra. Đêm đến, các chất này ứ đọng trong cổ gây kích thích ho. Đờm, nhớt chảy xuống cổ họng khiến con nghẹt thở, khó chịu nên thường quấy khóc.

Bé ho về đêm thường do cảm lạnh, viêm mũi xoang, viêm hô hấp... Một số bé bị hen cũng thường ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm, dễ bị kích ứng về đêm. Những cơn ho kéo dài và dày đặc khiến bé mệt mỏi, ho nhiều khiến trẻ nôn trớ.
* Chăm sóc bé bị ho về đêm
Khi bé thường xuyên bị ho về đêm, bố mẹ nên áp dụng một số bài thuốc dân gian sau:
a. Hấp mật ong với quất hoặc mật ong với lá húng chanh hay lá hẹ rồi chắt lấy nước cho trẻ uống ấm, 3-4 lần mỗi ngày; thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý.
b. Hạn chế cho bé ăn, uống sát giờ đi ngủ, nên ăn trước giờ ngủ ít nhất 1 giờ và hạn chế các thức ăn kích thích ho nhiều như tôm, cua, lạc rang…Trước khi đi ngủ, nên cho bé uống 1 thìa mật ong ấm để làm dịu ho và ngủ ngon hơn. Lưu ý, với những bé dưới 1 tuổi không dùng mật ong.
c. Khi bé ngủ hãy kê gối sao cho đầu và vai cao hơn thân bé để ngăn đờm, mũi ứ đọng ở cổ họng. Cần giữ ấm cho bé, không để hở bụng, hở tay khiến bé dễ bị nhiễm lạnh, gây ho nhiều.
d. Giữ cho phòng ngủ của bé sạch, thoáng khí, tránh khói thuốc, tránh ẩm mốc…
e.  Nên dùng Sản phẩm từ thảo dược chiết xuất từ Cỏ Xạ Hương để tăng cường sức khỏe đường hô hấp cho con, giúp con nhanh giảm ho, giảm đờm, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp.

Nguồn: baokhinhi
Read more…

Cặp song sinh dính liền sau 4 năm tách rời

19:07 |

Trải qua ca phẫu thuật tách rời kéo dài 5 giờ vào 4 năm trước, cặp song sinh dính liền Rosie và Ruby giờ đây khỏe mạnh và chuẩn bị đến trường.
"4 năm trước tôi không hề nghĩ rằng chuyện này có thể xảy ra", mẹ cặp song sinh là Angela xúc động chia sẻ với AP. "Lúc mang thai, tôi không dám trông đợi được nhìn thấy ngày các con đi học. Thật kỳ diệu. Cảm ơn Chúa".


Theo Independent, Angela phát hiện mang song thai dính liền ở tuần thai thứ 16. "Tôi đã rất sợ hãi và tuyệt vọng bởi các bác sĩ nói nhiều khả năng hai con sẽ không sống qua thai kỳ hoặc tử vong ngay lúc chào đời", bà mẹ 35 tuổi nhớ lại. Angela cùng chồng chuẩn bị tinh thần mất con bất cứ lúc nào nên thậm chí còn không chuẩn bị phòng cũng như quần áo cho 2 bé. 
Ở tuần thai thứ 34, Rosie và Ruby chào đời bằng phương pháp đẻ mổ. Đúng như dự đoán, hai bé dính liền ở phần bụng và cùng chung ruột. Chào đời mới vài tiếng đồng hồ, cặp song sinh bị tắc ruột và nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Great Ormond Street cấp cứu. Giữa ca mổ, nhận thấy có thể phẫu thuật tách rời cho hai bé, các y bác sĩ lập tức lên kế hoạch tiến hành luôn. "Đó là một quyết định ngay tại chỗ", Angela kể. 
Ca phẫu thuật tách rời kéo dài 5 tiếng đồng hồ kết thúc thành công. 3 tuần sau, Rosie và Ruby xuất viện. Giờ đây, các em háo hức chuẩn bị cho ngày nhập học vào tháng 9 tới. "Các con đã gặp giáo viên vài lần và tỏ ra rất thích", Angela hạnh phúc


Giáo sư Paolo De Coppi, bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Great Ormond Street nhận định phẫu thuật tách rời "cực kỳ phức tạp, đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia từ nhiều khoa kết hợp với nhau". Ông bày tỏ sự vui mừng trước quá trình phục hồi của Rosie và Ruby: "Thật xúc động khi được chứng kiến sự tiến bộ của bệnh nhân và biết rằng họ đang đến gần những cột mốc mới. Điều đó làm công việc của chúng tôi thêm ý nghĩa". 

Nguồn: VNexpress
Read more…

Đậu Hà Lan chiên xù - Món ngon cho bé yêu

20:42 |
Hầu hết các bé đều lười ăn rau củ, lựa món nào cho bé ăn ngon mà không thiếu dưỡng chất là điều mà nhiều bà mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến các bạn một món ngon từ đậu Hà Lan đó là món đậu Hà Lan chiên xù. Một gam màu xanh đẹp mắt sẽ cuốn hút bé ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Nguyên liệu chuẩn bị cho món đậu Hà Lan chiên xù:
        200 gam đậu Hà Lan
        3 quả trứng (tách riêng phần lòng đỏ và lòng trắng trứng ra để riêng)
        900 gam bột chiên xù + 1 gói bột chiên xù riêng, 1 củ hành tây
        300 gam phô mai Ricotta, 50 gam phô mai Parmersan bào
        1 cafe bột nhục đậu khấu, 2 thìa súp oliu
        Gia vị: Muối, hạt tiêu, dầu ăn

Các bước thực hiện món đậu Hà Lan chiên xù dành cho bé yêu:

        Đầu tiên với đậu Hà Lan bạn đem rửa sạch rồi luộc chín. Cho đậu Hà Lan ra đĩa.
        Bắc chảo lên bếp, làm nóng một chút dầu ăn rồi cho hành tây đậu Hà Lan vào đảo chín, nêm thêm chút muối và hạt tiêu để vừa vị phần nguyên liệu xào này.
        Cho hành tây và và đậu Hà Lan và máy xay nhuyễn rồi thêm phô mai Ricotta vào xay cùng để có hỗn hợp đồng nhất.
        Cho hỗn hợp đậu ra tô rồi thêm lòng đỏ trứng + 900 gam bột chiên xù + phô mai Parmesan + bột nhục đậu khấu + 1/3 cafe muối + 1/3 cafe hạt tiêu vào trộn đều.
        Sau khi thu được bột mịn, bạn nặn thành các viên tròn hoặc dài tùy theo sở thích.
        Nhúng các viên đậu này vào lòng trắng trứng.
        Tiếp tục lăn qua bột chiên xù. Thực hiện lần lượt cho đến hết
        Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào làm nóng rồi thả những viên đậu này vào chiên cho đến khi vàng đều các mặt. Gắp các viên đậu ra đĩa có lót lớp giấy thấm dầu.
Để món chiên được ngon cũng như rút ngắn bớt thời gian thực hiện, những chiếc chảo sâu lòng sẽ khá hữu ích đấy nhé. Đây chính là cách để có những món chiên ngon – giòn – đẹp mắt. Còn công đoạn nhỏ gắp ra giấy thấm dầu sẽ giúp cho bớt ngấy hơn và các viên đậu đẹp mắt hơn.
Và giờ bạn hãy cho những viên đậu Hà Lan chiên xù này ra đĩa bày trí và cho bé yêu thưởng thức. Món này ngon nhất là khi ăn nóng và chấm cùng với sốt mayonnaise đấy nhé.
Chúc các bạn thực hiện thành công món đậu Hà Lan chiên xù mà mình giới thiệu hôm nay.
Nguồn: yeunoitro.net


Read more…

Chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 1 năm tuổi

20:23 |

Ăn uống cân bằng khoa học là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng đối với mọi người nói chung và với trẻ em nói riêng. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan đến ăn uống đối với nhóm trẻ dưới 1 năm tuổi.

    Trẻ sơ sinh bị vàng da.
    Dễ bị chứng tâm thần vận động
    Trẻ em đối mặt với suy dinh dưỡng
    Dinh dưỡng và sự phát triển não bộ ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi:
Đây là giai đoạn trẻ cần được bú sữa mẹ, nhưng nguồn sữa phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, trong đó sữa mẹ được xem là nguồn thức ăn cần thiết và tốt nhất cho nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Nếu nuôi bằng sữa mẹ nên cho trẻ bú từ 8-12 lần/ ngày. Đến tháng thứ 4 giảm còn 6 lần/ngày nhưng lượng sữa mỗi lần bú lại tăng lên. Nếu nuôi bộ, nên duy trì tần suất 6-8 lần/ngày, mỗi lần cho ăn đạt từ 56-146 gam, đưa tổng lượng sữa dùng cả ngày lên 500-1000 gam. Khi trẻ lớn, số lần cho ăn giảm nhưng lượng sữa mỗi lần ăn tăng từ 100-200 gam.
Không nên pha thêm mật ong vào sữa vì nó làm tăng rủi ro ngộ độc do hệ miễn dịch của bé còn yếu. Nếu trẻ nhẹ cân, ăn ban ngày không đủ thì cho ăn bổ sung vào ban đêm, nhưng trọng tâm vẫn là ăn uống ban ngày là chính.

Chế độ dinh dưỡng cho bé 4 đến 6 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ nên ăn từ 800 gam đến 1200 gam sữa/ngày sau đó dần dần chuyển sang thức ăn rắn. Nếu cho trẻ ăn thực phẩm rắn, quá sớm cũng không có lợi. Việc cho trẻ ăn thức ăn rắn cũng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như sở thích của trẻ. Nên bắt đầu bằng ngũ cốc tăng cường sắt (bột gạo) kết hợp với sữa mẹ hay sữa ngoài.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 đến 8 tháng tuổi:

Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, tần suất 3-5 lần/ngày và ăn thêm bột ngũ cốc, nước hoa quả, rau nghiền. Trọng tâm đến nước ép không đường, giàu vitamin C như nước ép táo, nho cam…, không nên đựng vào bình cho trẻ ngậm bú khi ngủ.
Nếu có tiền sử mắc bệnh dị ứng thì sau 9 tháng hãy cho trẻ dùng nước cam ép vì các loại hoa quả có thể gây dị ứng cho trẻ. Ban đầu sử dụng các loại rau xanh củ quả mềm như khoai tây, cà rốt, khoai lang đậu đỗ, chuối, dưa hấu …
Mỗi ngày nên ăn 2-3 bữa rau xanh hoa quả, mỗi bữa 2-3 thìa cà phê. Nếu cho ăn trực tiếp nên cắt thành miếng nhỏ, tránh ăn thực phẩm quá cứng, quá nóng làm trẻ tắc nghẹn hoặc bị bỏng miệng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 đến 12 tháng tuổi:
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình tần suất 3-4 lần/ngày. Bổ sung thêm thịt cho trẻ do sữa mẹ thiếu sắt. Có thể cho trẻ ăn thêm 3-4 bữa thịt/ngày mỗi bữa chỉ khoảng 1 thìa cà phê, bổ sung 4 lần ăn rau xanh, hoa quả, mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê. Cũng có thể cho trẻ ăn 3 bữa trứng/tuần nhưng chỉ ăn lòng đỏ cho đến khi trẻ được 1 tuổi, lòng trắng nên bỏ vì dễ gây dị ứng. 

Giai đoạn 1 năm tuổi

Khi trẻ được 1 năm nên dùng sữa nguyên chất “Vitamin D” hoặc 4% thay cho sữa mẹ hoặc dùng cho bú bình. Trẻ dưới 2 năm tuổi không nên ăn sữa có hàm lượng mỡ thấp (2% hoặc sữa tách mỡ). Lý do, cơ thể trẻ cần bổ sung calo từ mỡ để cung cấp nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên trẻ dưới 1 năm không nên dùng sữa nguyên chất vì nó có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Các đồ ăn như bơ, phó mát, sữa chua chỉ nên ăn vừa phải. Đối với nhóm trẻ 1 tuổi do sữa mẹ hoặc bú bình không đủ dưỡng chất, năng lượng nên cần bổ sung thêm dưỡng chất từ thịt, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc và các loại sữa động vật khác.
Việc đa dạng hóa nguồn thức ăn cho trẻ có tác dụng tích cực, cung cấp đầy đủ vitamin khoáng chất. Khi trẻ lẫm chẫm biết đi do thể trạng phát triển mạnh nên việc cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng đóng vai trò quan trọng. Khi cho trẻ ăn cần chú ý chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần, mỗi bữa chỉ ăn vừa đủ (có thể ăn tới 4-5 bữa/ngày), ngoài ra có thể cho trẻ ăn vặt.
Một số chú ý về ăn uống
Khi cho trẻ ăn thêm chú ý không cho trẻ ăn miếng quá to, thức ăn quá cứng và không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn.
Mỗi lần chỉ nên giới thiệu một loại thức ăn mới, vài ngày ăn một món mới, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng.
Không nên cho thực phẩm vào bình để cho trẻ nằm bú
Xen kẽ giữa thức ăn cũ và mới để trẻ chóng làm quen
Nên bón cho trẻ trực tiếp từ bát chứa thức ăn, hoặc từ siêu nấu bột.
Thực phẩm cho dùng cho trẻ cần được bảo quản kín trong tủ lạnh với thời gian không quá 2 ngày.
Khi bón cho trẻ nên dùng thìa nhỏ vừa với miệng trẻ. 
Không nên cho trẻ ngậm bú bình khi nằm ngủ, nhất là nước ép trái cây vì nó có thể gây ra các loại bệnh về răng lợi.
Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây sặc, nghẹn như bỏng ngô, lạc hạt, chip khoai tây, quả nho, rau nguyên chất, thực phẩm cắt thái miếng quá to.
Trong khi đang ăn nên bổ sung nước cho bé. Vừa ăn vừa uống giúp trẻ dễ nuốt.
Không nên dùng đồ uống có gas, nước ngọt cho trẻ uống vì nó có thể gây nghiện, giảm tính ngon miệng và gây hư hỏng răng lợi.
Không nên cho trẻ ăn đồ quá cay, quá nóng quá ngọt, quá mặn đồ uống kích thích như chè, cà phê ….

Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của bé sơ sinh – 5 tuổi

Chiều cao, cân nặng của bé đã đạt chuẩn hay chưa chính là một trong những câu hỏi mà các mẹ hay thắc mắc nhất. Vì vậy, nhằm giúp các mẹ luôn chủ động trong việc theo dõi sự phát triển của con, các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng nhi khoa cung cấp bản tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của bé trong 5 năm đầu đời. 

Nguồn: baophunuso
Read more…